Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hai kịch bản cho mục tiêu tăng trưởng 2009

Trung tâm Thông tin dự báo kinh tế xã hội (KTXH) quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phát hành báo cáo “Bối cảnh kinh tế thế giới và dự báo chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 2009” nhằm chuẩn bị xây dựng các chỉ tiêu phát triển cho năm 2009. Báo cáo được lập trên cơ sở tình hình KTXH được cập nhật đến tháng 8, cho thấy năm tới nền kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức.

Tăng trưởng 2008 khó đạt 7%
Mặc dù Quốc hội hồi tháng 6 đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng từ 8,5% - 9% lập ra cuối năm 2007 xuống mức khiêm tốn 7%. Song theo báo cáo, mục tiêu mới này vẫn khó đạt được.
Kịch bản khả quan nhất dựa trên hy vọng từ nay đến cuối năm công nghiệp lấy lại được đà tăng trưởng, kinh tế thế giới thuận lợi hơn cho xuất khẩu, chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ hiệu quả hơn thì GDP cả năm cũng chỉ đạt mức tăng 6,6%-6,8% so với 2007. Tương ứng với kịch bản này, lạm phát từ nay đến tháng 12 phải tiếp tục giảm mạnh để đến cuối năm đạt mức 29%-30,5%.
Kịch bản thứ hai bi quan hơn, theo đó tăng trưởng cả năm chỉ đạt 6,2%-6,5% với các nguyên nhân công nghiệp giảm sút so với sáu tháng đầu năm do thiếu vốn, chi phí đầu vào tăng nhanh, thiếu điện sản xuất nghiêm trọng, giá dầu thế giới diễn biến phức tạp. Cạnh đó, vốn FDI vào mạnh, chưa kể nguồn kiều hối dồn dập cuối năm làm tăng mạnh lượng tiền trong lưu thông, gây áp lực cân đối tiền-hàng...
Trong hoàn cảnh bất lợi đó, dự báo lạm phát các tháng còn lại sẽ ở mức 1,7%-2,2%, đẩy lạm phát cả năm lên 31,5%-33%.

Dự báo lạm phát 2009 giảm mạnh
Để chuẩn bị cho các phương án phát triển KTXH 2009, nhóm tác giả của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham khảo nhiều dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm sau từ các trung tâm nghiên cứu quốc tế.
Trên cơ sở đó, các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra hai phương án, từ đó xác lập chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho năm 2009.
Phương án thứ nhất, nếu từ nay đến cuối năm, lạm phát tiếp tục được kiềm chế; vốn đầu tư toàn xã hội và tiêu dùng nội địa có khả năng huy động khá; giá dầu thô thế giới trong khoảng 110-130 USD/thùng, giá sắt thép và nguyên liệu khác chững lại hoặc giảm chút ít... thì kinh tế 2009 có khả năng duy trì được tốc độ tăng trưởng như 2008.
Dự kiến các chỉ số sẽ là GDP tăng 7%-7,5%, lạm phát 10%-12%; nhập siêu giảm còn dưới 20 tỷ USD; tổng mức đầu tư xã hội xấp xỉ 2008; thâm hụt ngân sách xuống mức 4,8% GDP.
Phương án thứ hai cẩn trọng hơn trong hoàn cảnh từ nay đến cuối năm kiềm chế lạm phát không đạt như mong muốn, khó khăn trong sản xuất kinh doanh như thiếu vốn, lãi suất vay cao... chưa được giải quyết. Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách cắt giảm, kiểm soát chặt đầu tư công, giảm nhập siêu...
Với các yếu tố như vậy, năm 2009 GDP sẽ chỉ tăng 6%-6,5%; lạm phát 13%-15%; nhập siêu 22,7 tỷ USD; tổng mức đầu tư xã hội tăng cao hơn 2008, đạt khoảng 41,06% GDP; thâm hụt ngân sách ở mức 5,11% GDP.
Từ các phân tích nêu trên, nhóm chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị trước mắt chọn phương án hai làm cơ sở lập kế hoạch phát triển cho năm 2009. Nếu sang đầu năm tới, tình hình thuận lợi sẽ điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng cũng như những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác theo phương án một

(Theo Vinanet)

  • Mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại năm 2009
  • Năm 2009 khó hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu
  • Năm 2009, dự kiến bội chi NSNN khoảng 4,8% GDP
  • Chủ động thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu và giải pháp thực hiện năm 2009
  • Mục tiêu xuất khẩu và giải pháp thực hiện trong năm 2009
  • Đề xuất 3 phương án tăng trưởng GDP năm 2009
  • Tình hình xuất khẩu dệt may năm 2008 và dự báo năm 2009
  • 3 kịch bản tăng trưởng cho năm 2009
  • Vn-Index có thể đạt mốc 550 điểm vào năm 2009?
  • Kiểm điểm năm 2008 và xây dựng chương trình công tác năm 2009 của Chính phủ
  • Triển vọng 2009
  • Năm 2009, GDP Việt Nam là 6%
  • Cá tra nguyên liệu cho xuất khẩu sẽ khan hiếm vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009
  • Hai kịch bản cho mục tiêu tăng trưởng 2009
  • Triển vọng kinh tế và lạm phát Việt Nam 2008-2009