Dự báo kinh tế thế giới năm 2009 vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường mặc dù đến nay tình hình giá cả các mặt hàng chiến lược đã có xu hướng giảm dần.
Trong nước, nền kinh tế nước ta dự báo còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Cân đối vĩ mô chưa ổn định, sức cạnh tranh cả 3 cấp độ còn yếu, ảnh hưởng lạm phát năm 2008 còn kéo dài, đời sống người lao động còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó chúng ta cũng có những thuận lợi: thể chế kinh tế thị trường dần dần được hoàn thiện; sự ổn định chính trị và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày được nâng cao; sự hợp tác kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết tạo thêm môi trường và điều kiện mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ kết quả bước đầu của các biện pháp kiềm chế lạm phát đã và đang tiếp tục thực hiện là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự phát triển.
Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2009 đề ra khoảng 7% ngành Công Thương phấn đấu đạt những mục tiêu sau đây:
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng khoảng 16,5% so với năm 2008. Giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp tăng 10% so với thực hiện năm 2008 (công nghiệp và xây dựng tăng 8%).
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 76,7 tỉ USD, tăng 18% so với thực hiện năm 2008.
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá là 96,6 tỉ USD, tăng 15%. Nhập siêu hàng hoá năm 2009 khoảng 20 tỉ USD, bằng 26% so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên thị trường nội địa đạt khoảng 1.200-1.250 nghìn tỉ đồng, tăng khoảng 24-28% so với ước thực hiện năm 2008.
Bảo đảm cung ứng đủ các mặt hàng trọng yếu cho nhu cầu sản xuất và đời sống, không để xảy ra sốt hàng, sốt giá, góp phần kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng theo mục tiêu của Chính phủ đề ra.
Đối với sản xuất công nghiệp:
Tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của sản xuất. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, các sản phẩm xuất khẩu.
Đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế về những sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện, than, thép xây dựng, xăng dầu, phân bón… trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu trong nước các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo để đưa thêm được khoảng 3.842 MW công suất các nhà máy điện, trong đó 1415 MW ntừ 2008 chuyển sang 2009 và 2427 MW thuộc kế hoạch năm 2009, vận hành ổn định nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy DAP.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, khai thác và chế biến sâu khoáng sản, điện, nước, gas và giảm tỉ trọng công nghiệp khai khoáng thông qua việc khuyến khích đầu tư các doanh nghiệp áp dụng công nghiệp chế biến sâu, tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp. Giảm sự lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu.
Khuyến khích phát triển mạnh hơn công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng dần tỉ lệ nội địa hoá các sản phẩm điện tử, ôtô, xe máy, tàu thuỷ, nguyên phụ liệu ngành dệt may, giày dép, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản (sữa nguyên liệu bột giấy, nguyên liệu thuốc lá).
Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn với tốc độ tăng trưởng không thấp hơn tốc độ bình quân cả nước để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động theo hướng công nghiệp hoá, xoá đói, giảm nghèo và phát triển đời sống văn hoá xã hội ở nông thôn.
Tìm mọi biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu để tạo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu, tăng tỉ trọng xuất khẩu hàng hoá đã qua gia công chế biến, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô.
Tham gia có hiệu quả vào việc ổn định thị trường trong nước những mặt hàng trọng yếu như xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh…., bảo đảm đáp ứng nhu cầu và kiềm chế tăng giá đột biến các mặt hàng này, chủ động đề ra và áp dụng nhiều phương án khắc phục tình trạng thiếu điện, nhất là trong mùa khô, bảo đảm điện cho sản xuất và tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm công bằng và công khai trong điều tiết.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2009 vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường mặc dù đến nay tình hình giá cả các mặt hàng chiến lược đã có xu hướng giảm dần.
Những tác động đã và đang diễn ra từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến hầu hết hiệp hội ngành nghề lo ngại về khả năng hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu năm 2009.
Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII cho biết, tổng thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2008 ước khoảng 399 nghìn tỷ đồng, tổng chi NSNN ước 474,28 nghìn tỷ đồng, bội chi NSNN năm nay khoảng 66,2 nghìn tỷ đồng, bằng 4,95% GDP.
Tại Hội nghị giao ban xuất nhập khẩu (XNK) diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: kim ngạch XNK 9 tháng của năm 2008 đều tăng cao, trong đó xuất khẩu (XK) đạt 48,56 tỷ USD, tăng 39%; NK đạt 64,1 tỷ USD, tăng 47,6% so cùng kỳ năm 2007.Để đạt những mục tiêu XNK trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và diễn biến phức tạp, hội nghị đã nêu một số giải pháp cần triển khai trong thời gian tới.
Tại Hội nghị giao ban xuất nhập khẩu (XNK) diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: kim ngạch XNK 9 tháng của năm 2008 đều tăng cao, trong đó xuất khẩu (XK) đạt 48,56 tỷ USD, tăng 39%; NK đạt 64,1 tỷ USD, tăng 47,6% so cùng kỳ năm 2007.
Trong chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch, khi lạm phát được kiềm chế và các cân đối vĩ mô ổn định tốt hơn sẽ phấn đấu đạt tộc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức 7%.
Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến kinh tế tăng trưởng 7% và giữ lạm phát dưới 15% trong năm 2009, song nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nên đặt mục tiêu thấp hơn một chút, thậm chí có thể dưới 6%..
Trong báo cáo mới đây nhất, Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kong – Thượng Hải (HSBC) đã nâng mức dự báo Vn-Index lên 450 điểm sau nhiều lần liên tiếp giữ vững mức dự báo 400 điểm bất chấp thị trường khởi sắc trong tháng 8 vừa qua.
Hôm nay (17/10), Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong công tác chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước trong năm 2008, làm rõ những việc làm được và chưa làm được, các nguyên nhân và tồn tại cần khắc phục...
Chưa thể chờ đợi sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam ngay cuối năm 2008, nhưng từ đầu quý III/2009, những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) công bố trong Cuốn Cập nhật Triển vọng phát triển châu Á 2008 (ADO Update) dự báo năm 2009 GDP của Việt Nam sẽ là 6%. Lạm phát của năm 2009 sẽ giảm so với mức dự kiến năm 2008, đứng ở mức 17,5%
Nhiều chuyên gia ngành thủy sản dự báo, cá tra nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy sẽ khan hiếm vào giữa cuối quí 4-2008 và thiếu nghiêm trọng vào quí 1-2009.
Trung tâm Thông tin dự báo kinh tế xã hội (KTXH) quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phát hành báo cáo “Bối cảnh kinh tế thế giới và dự báo chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 2009” nhằm chuẩn bị xây dựng các chỉ tiêu phát triển cho năm 2009. Báo cáo được lập trên cơ sở tình hình KTXH được cập nhật đến tháng 8, cho thấy năm tới nền kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức.
Theo Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm có nhiều điểm nhấn, rất nhiều cái nhất, so với thời kỳ 15-16 năm gần đây (cả những cái nhất về tiêu cực và cái nhất về tích cực).