Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Diễn biến mới của suy thoái kinh tế toàn cầu - tác động đến Việt Nam

Mặc dù Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố việc luật pháp nghiêm cấm đảo nợ khi thực hiện hỗ trợ lãi suất, nhưng không loại trừ khả năng tình trạng đó có thể diễn ra, bởi nhiều doanh nghiệp đã vay với lãi suất 18-20% trong thời kỳ lạm phát cao vào đầu năm 2008 chỉ cần được đảo nợ bằng nhiều thủ đoạn hợp pháp, với lãi suất chỉ bằng 1/3 thì đã sung sướng lắm rồi (!).


Tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng được đảo nợ bởi việc cho vay ra và bù lãi suất sau khi trả sẽ giúp các ngân hàng kiểm tra chặt chẽ hơn các khoản vay. Mặc dù vậy, cần cảnh báo rằng, trong hoàn cảnh khó khăn lại có được chủ trương cho vay ưu đãi thì mối quan hệ cánh hẩu như thường diễn ra trong quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng càng được phát huy.

Ai giám sát để không xảy ra tình trạng đảo nợ do quan hệ cánh hẩu và đã có quy định luật pháp nào bảo đảm với những người đóng thuế rằng, 17.000 tỷ đồng của ngân sách được chi đúng người, đúng việc, nếu có vi phạm sẽ được xử lý nghiêm minh theo luật pháp(?).
Việc kiểm tra, giám sát để thực hiện đúng mục tiêu của các gói kích cầu đang được Chính phủ và Quốc hội các nước tiến hành nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm những khoản tiền cứu trợ do người dân đóng thuế không bị xà xẻo.

Tháng 10/2008, Chính quyền của Tổng thống G. Bush thực hiện gói giải cứu 700 tỷ USD, thì tháng 1/2009, Tổng giám đốc các Ngân hàng và tổ chức tài chính nhận cứu trợ phải ra điều trần trước Quốc hội để trả lời những vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

Tháng 3/2009, khi AIG nhận khoản cứu trợ lớn của Chính phủ, nhưng lại thưởng cho các quan chức và nhân viên của mình 165 triệu USD tiền thưởng, thì Tổng thống Mỹ Barak Obama cảnh cáo họ phải trả lại khoản tiền thưởng đó, nếu không sẽ không nhận được thêm bất kỳ khoản cứu trợ nào nữa. Quốc hội đã triệu tập lãnh đạo Tập đoàn AIG đến chất vấn và ban hành ngay luật thuế đánh vào những khoản tiền thưởng đó với thuế suất 90%.

Những phản ứng kịp thời của Quốc hội và Chính phủ Mỹ chẳng những ngăn chặn được việc thất thoát ngân sách nhà nước, mà quan trọng hơn là khôi phục được lòng tin của người dân vào các giải pháp giải cứu của Chính phủ.

Trung Quốc có gói giải pháp ứng phó 4.000 tỷ nhân dân tệ, khoảng 580 tỷ USD, trong đó ngân sách nhà nước trung ương chi gần 30%. Để bảo đảm gói kích cầu đầu tư từ nguồn vốn ngân sách không bị lạm dụng, Chính phủ lập 25 đoàn giám sát gồm các chuyên gia giỏi để ngay từ khi giao vốn cho chủ đầu tư có mặt tại hiện trường, thực hiện giám sát tại chỗ. Chính phủ nước này cũng đưa ra những hình phạt nặng đối với những cá nhân, tổ chức lạm dụng các khoản cứu trợ.

Nếu như trong điều kiện bình thường, lãng phí, tham nhũng được coi là " quốc nạn", thì trong khi tình hình kinh tế- xã hội đầy khó khăn, người dân đang gồng mình lên gánh chịu hậu quả và đối phó với tình trạng thất nghiệp, thu nhập giảm sút, thì Chính phủ và Quốc hội càng cần coi trọng hơn việc giám sát, kiểm tra, xử lý kịp thời và nghiêm minh mọi hành vi và cá nhân lợi dụng tình hình, tham nhũng, lãng phí vốn cứu trợ từ ngân sách nhà nước.

Các giải pháp ứng phó của Chính phủ cần coi trọng việc huy động các nguồn lực còn khá dồi dào trong dân cư, định lượng được tỷ lệ cần thiết vốn ngân sách để làm mồi, từ đó kích thích đầu tư xã hội, như cách mà Trung Quốc đang áp dụng: 30% vốn ngân sách để kích thích và huy động 70% các nguồn vốn xã hội. Cũng cần coi trọng việc đề cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, nhất là giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, bằng những giải pháp khuyến khích các sáng kiến, ý tưởng mới, phương thức mới xuất hiện trong trạng thái khó khăn, để góp sức cùng Chính phủ sớm đưa đất nước ra khỏi giai đoạn trì trệ.

Những người lao động bình thường, các tầng lớp dân cư là đối tượng chịu tác động trực tiếp của khủng hoảng, phản kháng xã hội xuất hiện nhiều hơn trong hoàn cảnh đất nước có khó khăn, do vậy, cần coi trọng các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, theo dõi, thu thập, xử lý các loại dư luận xã hội theo hướng " dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", dân chủ thực chất, tôn trọng và khuyến khích người dân đề ra ý tưởng, sáng kiến về giải pháp, giám sát các gói cứu trợ của Chính phủ.

Trong khi kinh tế thế giới đang trong tình trạng suy thoái thì nhiều nước tìm cách vươn lên, có vị thế cao hơn trong khu vực và trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Nga đang tìm cách khai thác lợi thế của họ để có tiếng nói có trọng lượng hơn trên các diễn đàn quốc tế.
Việt Nam với hơn hai mươi năm phát triển theo kinh tế thị trường có vị thế ngày càng quan trọng trong ASEAN và ở châu Á.

Cùng với việc thực hiện thỏa thuận chung về Quỹ Ngoại hối giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như chủ động trong việc thực hiện các giải pháp chung trên phạm vi toàn cầu, nước ta cần cập nhất thông tin, nghiên cứu tình hình thế giới và khu vực để đưa ra sáng kiến mới trong khung khổ ASEAN, các tổ chức quốc tế và các quan hệ song phương.

Theo hướng thứ hai, được biết Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu đề án cơ cấu lại nền kinh tế để có hiệu quả hơn về trung hạn và dài hạn. Đó là định hướng đúng để khi vượt qua được giai đoạn khó khăn sẽ có được phương án đưa đất nước tiến lên với tốc độ cao và bền vững.

Vấn đề xây dựng cơ cấu lại kinh tế hợp lý đã được đặt ra trong nhiều văn kiện các đại hội Đảng, trở thành chủ trương quan trọng của Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đã có không ít công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước với những khoản kinh phí nhiều chục tỷ đồng đã hoàn thành đang được lưu trữ ở các thư viện. Do vậy, để giải quyết vấn đề trọng đại đó cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các bộ và các cơ quan nghiên cứu kinh tế.

Khi xây dựng Chiến lược kinh tế - xã hội 1991 - 2000, Đảng và Nhà nước đã giao cho nhiều nhóm chuyên gia độc lập, được hình thành theo các tổ chức - Viện nghiên cứu, Trường đại học, các bộ, nghiên cứu xây dựng các phương án khác nhau, bảo vệ trước các Nhà lãnh đạo cấp cao để làm cơ sở lựa chọn phương án tốt nhất. Hiện nay tiềm lực nghiên cứu của đối ngũ chuyên gia Việt Nam đã được nâng lên so với 20 năm trước, quan hệ quốc tế của các tổ chức, cá nhân nhà khoa học đã được mở rộng thì kinh nghiệm rất có giá trị đó cần được áp dụng.

Để giải quyết có kết quả những vấn đề cơ bản và lâu dài, các tổ chức nghiên cứu cần được cung cấp đủ kinh phí và phương tiện, trên cơ sở những tư liệu chính xác thông qua điều tra, khảo sát, phát hiện vấn đề, dùng tư duy và áp dụng các phương pháp hiện đại để lập mô hình, tính toán, đề ra các phương án khác nhau, làm cơ sở để lựa chọn một phương án, hoặc từng phần của các phương án nhằm có được phương án tối ưu.

Điều hành kinh tế trong một thế giới đầy biến động, nhất là ở vào giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có thông tin cập nhật, được xử lý kịp thời, đưa ra dự báo về các xu hướng phát triển ngắn hạn, trên cơ sở đó đề ra quyết định xử lý tình huống. Phương thức điều hành nền kinh tế trong giai đoạn này cần bảo đảm ứng phó nhanh nhạy bằng giải pháp thích hợp với từng tình huống trong mỗi thời điểm, nhiều quyết định ở tầm vĩ mô được đưa ra hàng ngày và cần phải thay đổi khi trạng thái kinh tế đã diễn biến theo xu hướng mới.

Do vậy, cùng với việc sử dụng cơ cấu bộ máy hành chính hiện có, Chính phủ nhiều nước đã lập ra các tổ chức đặc thù để ứng phó có hiệu quả dưới hình thức Đội đặc nhiệm, Tổ công tác đặc biệt, Tổ giám sát gói kích cầu… với những chức năng và quyền hạn rõ ràng, trực tiếp đặt dưới sự chỉ đạo của Tổng thống, Thủ tướng để giúp các nhà lãnh đạo cấp cao nhận được những thông tin chính xác, đưa ra các phương án, các giải pháp với những phân tích tác động thuận chiều và ngược chiều để các nhà lãnh đạo lựa chọn, phát hiện những vi phạm pháp luật, kiến nghị việc xử lý.

Nước ta cũng nên nghiên cứu sự cần thiết của các tổ chức như vậy, lập Đội đăc nhiệm hoặc Tổ chuyên gia để giám sát việc thực hiện gói kích cầu, ngăn ngừa, phát hiện, đề xuất cách xử lý để bảo đảm không xảy ra lãng phí, tham nhũng.

Khi đất nước gặp khó khăn càng bộc lộ rõ năng lực quản lý nhà nước của các bộ, chính quyền địa phương, cũng như nhược điểm về thể chế, là lúc cần cải cách mạnh mẽ và đồng bộ hơn nền hành chính quốc gia, để từ trong và sau khi thoát ra khỏi tình trạng giảm sút tốc độ tăng trưởng sẽ có được thể chế tốt hơn và bộ máy nhà nước có hiệu năng hơn, tạo tiền đề đưa đất nước tiến lên với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.

(Theo báo đầu tư )

  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Kinh tế năm 2009: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
  • Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam năm 2009
  • Dự báo 3 kịch bản cho kinh tế Việt Nam 2009
  • Dự báo xuất khẩu của Việt Nam giảm 12% trong năm 2009
  • Diễn biến mới của suy thoái kinh tế toàn cầu - tác động đến Việt Nam
  • TP Hồ Chí Minh bàn phương án tăng trưởng xuất khẩu đạt 16,5%
  • Phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài năm 2009
  • Dự báo xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009
  • Những khó khăn của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam năm 2009
  • Dự báo sản lượng cao su thế giới trong năm 2009 và 2010
  • Dự báo, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh
  • Năm 2009, dự kiến giảm thu khoảng trên 1.638 tỷ đồng từ thuế
  • Đến năm 2020, vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đóng góp 6,5-7% GDP cả nước
  • Năm 2009, ngành Dệt May phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD