
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Nếu chỉ nhìn vào những con số, thì đây quả là những kết quả rất đáng khích lệ, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra. Tuy nhiên, tiềm ẩn đằng sau những con số trên là những rủi ro bất ổn đang rình rập. Theo ông Bùi Bá Cường – Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục thống kê), nhiều chỉ số thống kê đã nói nên việc các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Nhập siêu 6 tháng đầu năm là 2,1 tỷ USD, nhưng nếu loại trừ việc tái xuất vàng thì con số này vẫn đạt mức 4,6 tỷ USD. Dự kiến cả năm, nhập siêu sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD. Mặc dù, tổng thu ngân sách của Quốc hội đề ra cho cả năm là 390.000 tỷ đồng (giảm 7.000 tỷ đồng so với năm 2008). Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, số thu thực sẽ giảm thêm khoảng 30 – 60.000 tỷ đồng. Đáng ngại hơn nữa là độ cung tiền ra thị trường tăng vượt tốc độ tăng GDP. Tổng dư nợ tín dụng cũng tăng vượt mức tăng GDP. Nếu bình thường ở mức độ an toàn, cả 2 chỉ số tăng này phải dưới mức tăng GDP.
Bà Trần Thị Hằng – Vụ trưởng Vụ Thương mại (Tổng cục Thống kê) cho biết, giá cả các mặt hàng tuy tăng chậm nhưng chứa đựng nhiều yếu tố tái lạm phát. Đời sống một bộ phận dân cư đang gặp khó khăn, nhất là những người mất việc làm, đồng bào vùng bị thiên tai. Nguy cơ tái lạm phát thể hiện qua nhiều góc độ. Tỷ giá USD với VND đồng tăng 5,3% trong 6 tháng. Trong khi, trên thị trường thế giới giá của nhiều mặt hàng đã phục hồi. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào sản xuất tăng cũng sẽ kéo theo nguy cơ tăng giá hàng hóa dịch vụ trong nước. Giá xăng dầu từ đầu năm đến nay đã tăng tới 5 lần. Còn giá thức ăn gia súc, gia cầm tăng tới 30%. Cộng thêm với việc những tháng cuối năm thường là thời gian có nhiều thiên tai hơn đầu năm. Điều này dẫn đến, giá cả các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm sẽ tăng cao.
Thực tế, việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tín dụng cũng là yếu tố rất lớn dẫn đến nguy cơ tái lạm phát. Để kích cầu đầu tư và tiêu dùng, chống chọi với suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ buộc phải nới lỏng tài chính. Tuy nhiên, việc nới lỏng này cũng cần phải hết sức thận trọng. Vì hậu quả của nó có thể chưa diễn ra ngay mà ảnh hưởng tới vài năm sau. Đợt lạm phát đầu năm 2008 cũng chính là hậu quả của việc nới lỏng vài năm trước đó.
Bên cạnh đó, ông Đỗ Thức – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng đưa ra cảnh báo, gói kích cầu 145.000 tỷ đồng của Chính phủ chỉ cần không trúng một vài điểm cũng rất dễ xảy ra lạm phát. Khi kích cầu, nới lỏng thì việc kiểm soát các điều kiện được sử dụng để tăng hiệu quả đầu tư cũng dễ bị lơi lỏng và đây là nguyên nhân sâu xa của lạm phát. Bên cạnh đó còn có tác động bởi yếu tố nhu cầu sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh để hoàn thành kế hoạch vào cuối năm cộng hưởng với nhu cầu tiêu dùng đang tăng lên và cao hơn vào dịp cuối năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Tỷ lệ nhập siêu lớn cũng thể hiện sự mất cân đối cán cân thương mại. Mặc dù không có trong báo cáo, nhưng ông Thức cũng công bố mức báo động của tỷ lệ dư nợ tín dụng hiện đang ở 16 – 17%.
Bội chi ngân sách cũng là điều rất nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại. Quốc hội đã phải thông qua bộ chi ngân sách năm 2009 là 7%. Để kéo trở lại 5% cũng phải mất một thời gian dài và là cả một vấn đề. Việc miễn giảm thuế, giãn nợ cũng đang đặt ra nhiều khó khăn trong bảo đảm nguồn thu, cân đối vĩ mô.
Nhìn chung hầu hết các ý kiến vẫn nhận định, năm 2009, Chính phủ có thể kiềm chế lạm phát dưới 10%. Nhưng muốn đạt được điều này, chắc chắn chúng ta cũng không thể không cảnh giác với những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trên
(Theo Bá Tú // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com