Theo số liệu thống kê, trong tháng 11/2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Canađa đạt 12,6 triệu USD, tăng 13% so với tháng 10 và tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 11 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 155,4 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ. Canađa trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 6 của nước ta sau thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, ASEAN.
Một số chủng loại mặt hàng dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong 11 tháng năm 2008 như sau:
- Mặt hàng áo thun xuất được 10.174.710 cái, trị giá 39.139.312 USD, tăng 43,51% về lượng, và tăng 43,5% về trị giá so với năm 2007.
- Mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai là áo jackét đạt 28.698.314 USD, với lượng xuất 1.604.749 cái.
- Tiếp đến là mặt hàng quần dài, đạt 23,7 triệu USD, tương ứng 3,1 triệu sản phẩm, tăng 36% về lượng và tăng 32% về trị giá so với cùng kỳ.
- Mặt hàng áo khoác cũng đạt trị giá khá cao, 13.856.812 USD, với lượng xuất 963.830 cái, tăng 14,38% về lượng, và tăng 101,19% về trị giá
Ngoài ra, các mặt hàng như quần short, áo sơ mi, váy cũng tăng rất cao. Khối lượng xuất khẩu quần short của nước ta sang thị trường này tăng mạnh, tăng gần 60% so với cùng năm ngoái, đạt 1,7 triệu chiếc. Khối lượng xuất khẩu áo sơ mi cũng tăng gần 50% so với cùng kỳ. Tương tự khối lượng xuất khẩu mặt hàng váy cũng tăng trên 30%. Đáng chú ý, xuất khẩu quần áo vest tăng mạnh gấp hơn 2 lần, mặt hàng đồ lót tăng 74%; vải tăng 61%; quần áo ngủ tăng kỷ lục, quần áo BHLD tăng gấp hơn 3 lần…
Bên cạnh đó, cũng có một số mặt hàng giảm xuất như quần áo thể thao; áo len; áo ghilê. Mặt hàng áo len giảm mạnh 42% về lượng và 46% về trị giá so với cùng kỳ. Tương tự áo ghilê cũng giảm 47% về lượng và 47,16% về trị giá so với cùng kỳ.
Nhìn chung, trong bối cảnh xuất khẩu mặt hàng dệt may của nước ta sang các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan…tăng chậm, thậm chí giảm, thì kim ngạch xuất khẩu nhiều chủng loại mặt hàng dệt may sang thị trường Canada vẫn tăng trưởng khá là một sự động viên lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong những tháng đầu năm 2009.
Sở Công thương vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2009 với mục tiêu: Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,5-11%, tổng mức bán lẻ tăng 25%, kim ngạch xuất khẩu tăng 20% so với năm 2008…
Đó là kế hoạch, dự báo phát triển trong năm 2009 của ngành công thương tỉnh, cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 95.680 tỷ đồng, tăng 19,5% so năm 2008; Kim ngạch xuất khẩu đạt 7.465 tỷ đồng, đạt 20,9% so với năm 2008; Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 1 tỷ USD; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 29.067 tỷ đồng, tăng 18%, xây dựng mới 18 chợ, 1 siêu thị và 4 trung tâm thương mại; Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%...
Những biến động đầy thách thức của nền kinh tế thế giới trong năm 2008, những khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam đã tác động đến cộng đồng DN. Làm thế nào để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, mở rộng sản xuất và xuất nhập khẩu là mục tiêu luôn được đặt ra đối với ngành Hải quan. Mục tiêu đó lại tiếp tục được ngành Hải quan quan tâm chú trọng đề ra nhiều giải pháp thiết thực hơn trong năm 2009, bởi cộng đồng DN đang rất cần những chia sẻ, trợ giúp để có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường.
Sau 2 năm gia nhập WTO, nguồn vốn FDI đăng ký mới qua các năm của Việt Nam tăng nhanh đột biến, từ 12 tỷ USD năm 2006 tăng lên trên 64 tỷ USD trong năm 2008, tức tăng gấp 5 lần so với năm 2006.
Trung tâm Thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn dự báo, Việt Nam sẽ xuất khẩu được 5 triệu tấn gạo trong năm 2009.
Sau 2 năm gia nhập WTO, nguồn vốn FDI đăng ký mới qua các năm của Việt Nam tăng nhanh đột biến, từ 12 tỷ USD năm 2006 tăng lên trên 64 tỷ USD trong năm 2008, tức tăng gấp 5 lần so với năm 2006.
Theo số liệu thống kê, trong tháng 11/2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Canađa đạt 12,6 triệu USD, tăng 13% so với tháng 10 và tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 11 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 155,4 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ. Canađa trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 6 của nước ta sau thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, ASEAN.
Đây là cách các doanh nghiệp Việt Nam (VN) chuyển hướng khi xuất khẩu gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, làm thế nào để đẩy mạnh sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường nội địa cho hàng Việt là bài toán còn để ngỏ đối với nhiều doanh nghiệp.
Bộ Công Thương cho biết, do kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm hàng khoáng sản và nông lâm, thuỷ sản sẽ giảm trong năm 2009 (giảm khoảng 6,6 tỷ USD). Vì vậy, năm 2009 để duy trì tăng trưởng xuất khẩu, sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến. Đây là nhóm quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Cùng với việc hoàn thành các tour khuyến mại, ngành Du lịch cũng sẽ thực hiện chiến dịch quảng bá mạnh mẽ, cộng đồng trách nhiệm xây dựng thương hiệu Du lịch Việt Nam
Thị trường vốn toàn cầu đã sụt giảm tổng cộng khoảng gần 60% chỉ trong vòng hai quý cuối cùng năm 2008 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của hầu hết các quỹ đầu tư cũng như các định chế tài chính trên toàn cầu. Tuy nhiên một điều khá thú vị là trên thực tế, khủng hoảng cũng chính là cơ hội. Các chuyên gia tài chính của các quỹ, Cty chứng khoán đã chia sẻ những nhận định, kỳ vọng của họ trong năm 2009.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2007 nhưng năm 2009, mục tiêu của ngành này chỉ là 4 tỷ USD.
TP.HCM - Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa cho biết, trong năm 2009, sẽ khởi công xây dựng 37 công trình hạ tầng giao thông quy mô lớn, với tổng nguồn vốn lên đến 36.000 tỷ đồng.