Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục tăng trưởng khá

Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Anh Tôn/TTXVN).
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhận định hai năm qua, khu vực kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục tăng trưởng khá trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Nhận định này được đưa ra tại hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức ngày 6/4 ở Hà Nội.

Phó Thủ tướng cho rằng kinh tế tư nhân đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng; đã thu hút mạnh mẽ các nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước, góp phần tích cực vào tăng trưởng nhanh nền kinh tế, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân.

Nhấn mạnh vai trò, vị trí và những định hướng phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân có nơi, có lúc vẫn chưa được đầy đủ và còn thiếu nhất quán.

So với yêu cầu đặt ra, việc đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều hạn chế. Việc thể chế hóa một số nội dung của nghị quyết còn chậm, chưa đồng bộ, một số quy định chưa sát với thực tiễn nên khó thực hiện. Nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện chưa được tháo gỡ kịp thời.

Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân phát triển còn tự phát, nhỏ lẻ, manh mún; tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra còn khá phổ biến, nhất là ở những lĩnh vực nhạy cảm.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nêu rõ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân đã đáp ứng nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và đã nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện nghị quyết được tổ chức nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân; trong các ngành, các cấp về chủ trương nhất quán phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước; đề cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo các cấp trong tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng.

Từ thực tiễn tổ chức thực hiện nghị quyết, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục có những kiến nghị về luật pháp, cơ chế, chính sách để nghị quyết đạt hiệu quả cao./.

Hương Thủy (Vietnam+)

  • VN là địa chỉ hấp dẫn các công ty đa quốc gia
  • Hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2010
  • Kinh tế Việt Nam 2010: Gánh nặng dồn lên vai chính sách tiền tệ?
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Phục hồi kinh tế vĩ mô: 5 “vùng trũng” cần khắc phục
  • Giám sát, đánh giá đầu tư: Nhiều nơi vẫn làm cho có
  • Sự kiện - Phân tích: Bốn trọng tâm của Tuyên bố Hua Hin
  • Ứng phó nguy cơ thiếu hụt gần 1 tỷ kWh điện năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi