Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ADB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao trong 2010 và 2011

Dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao ở mức 6,5% cho năm 2010 và 6,8% cho năm 2011, tuy nhiên, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng đưa ra cảnh báo nguy cơ tái lạm phát.

ADB khuyến nghị năm 2010 cần thắt chặt các chính sách tiền tệ và tài khóa hơn nữa để hạn chế áp lực lạm phát - Ảnh minh họa

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á được công bố ngày 13/4 của ADB, mức tăng trưởng cao này là nhờ các giải pháp chính sách kịp thời và mạnh mẽ.

Trong năm 2010, dự kiến tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cũng cao lên. Việc ban hành các chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cũng như củng cố các điều kiện tài chính sẽ đem lại kết quả khả quan cho sự tăng trưởng dòng vốn FDI và đầu tư tài chính nước ngoài vào Việt Nam.

Tài khoản vốn cũng được kỳ vọng sẽ có thặng dư và vị trí cán cân thanh toán gần với mức cân bằng.

Nhu cầu lương thực của thế giới năm 2010-2011 dự báo tăng mạnh cũng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp và sản xuất trong nước.

Các ngành dịch vụ dự kiến cũng được hưởng lợi từ việc mở rộng các hoạt động ngoại thương và lượng khách du lịch tăng lên.

Tuy nhiên, bản Báo cáo cũng đưa ra cảnh báo nguy cơ tái lạm phát đối với nền kinh tế khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được đánh giá là tăng cao trong quý I/2010.

Vì thế, ADB khuyến nghị Việt Nam cần có các biện pháp đồng bộ nhằm tập trung ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng trưởng nhanh. Cụ thể, năm 2010 cần thắt chặt các chính sách tiền tệ và tài khóa hơn nữa, giữ cho các chính sách ở mức "chặt vừa phải" trong năm 2011.

Đặc biệt, phải đảm bảo duy trì ổn định hệ thống ngân hàng thương mại và không sử dụng các biện pháp hành chính để kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó cũng cần xử lý những bất cập về cơ sở hạ tầng, lao động thiếu kỹ năng và khuôn khổ pháp lý cho khu vực kinh tế tư nhân.

Về kinh tế Châu Á, bản Báo cáo dự kiến khả năng tăng trưởng 7,5% trong năm 2010. Theo ADB, năm 2010, nhiều khả năng chính phủ các nước châu Á sẽ giảm bớt các biện pháp kích thích tài khóa nhưng sẽ thông qua chính sách tiền tệ để thúc đẩy tiến trình phục hồi nền kinh tế.

Tuy nhiên, ADB lo ngại sẽ có những bất lợi đối với tỷ giá hối đoái và cung tiền khi những dòng vốn lớn đang tiếp tục được đổ vào khu vực. Vì thế, ADB khuyến cáo cần có chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, kết hợp với kiểm soát chặt chẽ dòng vốn mới có thể giúp châu Á hạn chế ảnh hưởng có thể đến từ sự biến động của các dòng vốn đầu tư.

ADB cũng dự báo, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,6% trong năm nay và 9,1% trong năm 2011, trong khi kinh tế Ấn Độ sẽ đạt mức tương ứng 8,2% và 8,7%.

(Theo  Giang Oanh // Tin Chính phủ)

  • WB: Việt Nam cần ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất
  • VN là địa chỉ hấp dẫn các công ty đa quốc gia
  • Khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục tăng trưởng khá
  • Hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2010
  • Kinh tế Việt Nam 2010: Gánh nặng dồn lên vai chính sách tiền tệ?
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Phục hồi kinh tế vĩ mô: 5 “vùng trũng” cần khắc phục
  • Giám sát, đánh giá đầu tư: Nhiều nơi vẫn làm cho có
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi