Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VN là địa chỉ hấp dẫn các công ty đa quốc gia

Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Việt Nam. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ ngày 6/4 nhấn mạnh Việt Nam đang trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn các tập đoàn đa quốc gia như Intel, Samsung, Toyota hay Microsoft...

Bài viết đăng trên http://www.bloomberg.com nhận định việc Việt Nam, với vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chủ trì cuộc gặp của lãnh đạo các nước thành viên ASEAN làm rạng sáng vị thế nổi bật về ổn định chính trị và kinh tế khiến công ty Intel của Mỹ và công ty Toyota của Nhật Bản tăng cường đầu tư.

Một khảo sát tiến hành vào tháng 12 năm ngoái của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải khẳng định sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam đang tăng lên và Việt Nam đang trở thành địa chỉ ưu tiên ở châu Á trong lựa chọn của nhiều nhà đầu tư quốc tế.

Ông James Lockett, luật sư của công ty Baker & McKenzie LLP và thành viên Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam cho rằng nhiều công ty quốc tế lớn đang xem xét thiết lập các cơ sở sản xuất tại các nước ASEAN, trong đó Việt Nam là một địa chỉ rất hấp dẫn.

Tỷ lệ đầu tư vào Việt Nam trong tổng đầu tư vào các nước ASEAN năm 2008 đã tăng 4,4% so với hai năm trước đó. Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,2% trong năm 2009 và Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tự do với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Những hiệp định này giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước trên và thị trường 10 nước ASEAN, khu vực có dân số khoảng 600 triệu người và có dân số trẻ nhất châu Á.

Intel, công ty chế tạo vi mạch (chip) điện tử lớn nhất thế giới có trụ sở tại bang California, dự kiến trong năm nay khai trương một cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh với số vốn đầu tư 1 tỷ USD và thuê khoảng 4.000 lao động địa phương.

Bloomberg trích lời người phát ngôn khu vực của Intel, ông Nick Jacobs, nói rằng Intel chọn Việt Nam vì ở đây có nguồn năng lượng và cung cấp nước chắc chắn cũng như nguồn nhân lực có tay nghề. Intel tin tưởng có thể tiếp tục thu hút nguồn lao động này cho thành công lâu dài của hãng.

Theo ông Paul Nolasco, người phát ngôn hãng Toyota, công ty chế tạo ôtô hàng đầu Nhật Bản này không chỉ nhìn thấy rõ sự phát triển tiềm năng của thị trường Việt Nam mà còn thấy được vai trò tiềm tàng mà nền kinh tế Việt Nam có thể mở rộng ra cả khu vực Đông Nam Á.

Cách đây nửa năm, công ty Suwon, công ty điện tử của tập đoàn Samsung sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế giới của Hàn Quốc, đã mở nhà máy với vốn đầu tư 1 tỷ USD tại Việt Nam. Hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft cũng đã đặt hàng sản xuất tại Việt Nam các trò chơi hoạt hình số và mô hình cho các trò chơi máy tính./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục tăng trưởng khá
  • Hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2010
  • Kinh tế Việt Nam 2010: Gánh nặng dồn lên vai chính sách tiền tệ?
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Phục hồi kinh tế vĩ mô: 5 “vùng trũng” cần khắc phục
  • Giám sát, đánh giá đầu tư: Nhiều nơi vẫn làm cho có
  • Sự kiện - Phân tích: Bốn trọng tâm của Tuyên bố Hua Hin
  • Ứng phó nguy cơ thiếu hụt gần 1 tỷ kWh điện năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi