Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp đắn đo chuyện tăng giá

Doanh nghiệp đang đứng trước bài toán “đau đầu”: tăng giá hay không, tăng mức nào là hợp lý và tăng vào thời điểm nào khi gần đây giá điện, xăng dầu, nguyên liệu nhập… đều tăng.

Giá vải nguyên liệu nhập khẩu tăng đang gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may khi tính toán giá bán thành phẩm. Ảnh: Lê Quang Nhật

Nếu không tăng giá thì lỗ, thậm chí phá sản. Nhưng nếu tăng đồng nghĩa với mất thị phần, giảm sức cạnh tranh. Thực tế một số doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, thực phẩm Việt Nam đã “thăm dò” kênh phân phối về việc tăng giá khoảng 5 – 15% tuỳ mặt hàng. Tuy nhiên, họ nhận được câu trả lời từ kênh siêu thị là “chưa chấp nhận tăng giá”.

Doanh nghiệp đau đầu

“Đầu tiên phải tăng lương và bữa cơm cho công nhân khi chi phí đời sống tăng lên”, ông Nguyễn Trí Kiên, giám đốc công ty túi xách Minh Tiến nói. Theo ông Kiên, phải giữ được công nhân trước, rồi mới tính tiếp đến việc cân đối giá bán – sức mua – thị phần.

Cho đến nay, trong tay các doanh nghiệp đã có bảng kê khá đầy đủ về chi phí xăng, điện, nước, nguyên vật liệu đầu vào… tác động lên tổng chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, ông Kiên nói: “Tình trạng thiếu hụt nhân công đầu năm, khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau thu hút nhân công bằng cách tăng lương, tăng các khoản phụ cấp”.

Ông Kiên cũng cho biết thêm, một số đơn vị cần nhân công làm gấp các hợp đồng giao hàng đầu năm, đã chấp nhận trả lương tăng đến 20% so với mức cũ để thu hút lao động. “Nếu cộng thêm giá nguyên liệu may túi xách tăng khoảng 15% do tỷ giá, chi phí vận chuyển, điện, nước... tăng thì tổng chi phí đầu vào của công ty đã tăng hơn 22%. Điều này buộc nhà kinh doanh phải tăng giá sản phẩm bán ra để không bị phá sản. Vấn đề là tăng giá ở mức nào khi sức mua yếu như hiện nay”, ông Kiên nói.

Giá vải nguyên liệu nhập tăng liên tiếp từ cuối tháng 1.2010 đến nay, bình quân 2.000 – 3.000 đồng/m mỗi lần cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Hiệp, giám đốc công ty sản xuất chăn drap gối Mỹ Ý Mỹ, phân tích: “Điện, nguyên phụ liệu và lương là ba yếu tố đẩy giá thành sản phẩm lên 15%. Thế nhưng khi đề nghị tăng giá 5 – 7% thì các siêu thị không đồng ý, tôi đành ngưng một số đơn hàng. Sản phẩm bán lẻ ra thị trường tăng chưa tới 10%, đại lý cũng không chịu mua hàng, họ quay ra tìm mua hàng tồn từ các nơi khác để có giá mềm hơn. Dẫu biết tăng giá vào thời điểm này đồng nghĩa với giảm sản lượng bán ra. Có điều không tăng giá thì lỗ nặng. Phải làm sao đây?”

Lo mất thế cạnh tranh

Tổng giám đốc công ty thực phẩm dinh dưỡng Miền Nam – SNFood Hoàng Thọ Vĩnh, cho hay: “Công ty đã quyết định tạm thời giữ giá bán như cũ bằng cách dừng tất cả các chi phí dự kiến sẽ triển khai – chẳng hạn như khuyến mãi. Từ từ rồi tính tiếp”. Ông Vĩnh phân tích: “Giá điện tăng gần 7% kéo chi phí sản xuất tăng; giá đường vẫn chưa có dấu hiệu giảm; giá sữa, bơ, cacao, hương liệu, bột mì… để sản xuất bánh kẹo đều đang tăng kép (tăng theo tỷ giá và tăng theo giá thế giới). Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam với quy mô nhỏ, nguồn vốn để dự trữ nguyên liệu thấp…, sẽ khó cạnh tranh so với các tập đoàn nước ngoài. Bây giờ nếu tăng giá bán có thể làm giảm sức cạnh tranh hàng Việt ngay trên sân nhà”.

Ông Nguyễn Đặng Hiến, tổng giám đốc công ty nước giải khát Bidrico, chia sẻ: “Chưa công ty nào dám đơn độc tăng giá, mà phải nhìn nhau, chờ xem công ty khác thế nào rồi mới dám tăng giá”. Theo ông Hiến, nếu điều chỉnh giá sẽ mất thị phần.

Với những ngành hàng như điện thoại di động, điện máy, công nghệ thông tin…, phụ thuộc lớn vào tỷ giá. Về mặt nguyên tắc, khi tỷ giá tăng, buộc các nhà nhập khẩu tăng giá theo. Nhưng quan sát trên thị trường, giá nhóm hàng trên đang đứng với mức giá cũ. Ông Liên An Thạch, giám đốc kinh doanh Chợ Lớn nói: “Với sức mua yếu như hiện nay, thà chấp nhận giảm lợi nhuận chứ không thể tăng giá”. Theo một nhà nhập khẩu máy tính, sức mua hiện giảm đến 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giám đốc kinh doanh của Thế Giới Di Động, Đinh Anh Huân nói không tăng giá bán trong khi chi phí như giá mặt bằng, cước vận chuyển… tăng lên đã làm nhà bán lẻ này giảm lợi nhuận khoảng 1% so với mức lợi nhuận của ngành hàng này.

“Việc tăng lương công nhân cũng như tăng các khoản chi phí đầu vào khác đang khiến các chủ doanh nghiệp chùn tay trong tiếp nhận đơn hàng mới. Điều này đồng nghĩa với đánh mất cơ hội trên thị trường”, ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam, nói.

(Theo Bích Thuỷ – Gia Vinh // SGTT Online)

  • 43% lãnh đạo doanh nghiệp chưa tốt nghiệp cấp 3
  • Jetstar Pacific giảm giá vé đến 35%
  • Nestle Việt Nam tuyên bố giảm giá sữa
  • Thông qua hợp đồng giữa Microsoft và Yahoo!
  • Google rơi vào tình trạng "họa vô đơn chí"
  • SAP: Cung cấp các giải pháp trí tuệ Doanh nghiệp cho những người sử dụng không chuyên
  • Mobile Internet thúc đẩy phát triển thị trường 3G
  • S-Fone giảm giá cước dữ liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao