Một trong những “thành quả” nổi tiếng sau quá trình núi lửa phun trên khắp một “vành đai lửa” rộng lớn và suốt nhiều giai đoạn vận động tạo sơn cách nhau cả triệu năm, có lẽ là ghềnh Đá Đĩa ở tỉnh Phú Yên.
Ghềnh Đá Đĩa là một danh thắng đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng Thắng cảnh quốc gia từ lâu. Khi dung nham tuôn chảy gặp không khí bên ngoài, dần dà đông kết lại thành hàng vạn hàng triệu cột bazan hình lục lăng, ngũ giác, lục giác nằm đều chằn chặn và cũng khá tùy hứng. Các nhà khoa học gọi đấy là “bazan dạng cột”. Đến ghềnh Đá Đĩa, bạn sẽ chiêm ngưỡng các cột đá nằm ngang dọc, xiên xẹo thành cả ngọn núi trước biển rất kỳ thú.
Các cột đá bazan nằm ngang dọc, xiên chếch
Có khi đều chằn chặn như... hạt lựu, cả một vách núi toàn những cột bazan đen nhoáy, xếp rỗng hình lục lăng đều nhau tăm tắp đến... ngỡ ngàng!
Kỳ quan ghềnh Đá Đĩa không chỉ đẹp ở từng viên đá, mà còn nổi tiếng bởi một không gian biển, đảo, đất, sắc màu đại dương... rất riêng của một thành tạo núi lửa độc đáo
Cả một ghềnh đá không giống bất cứ nơi nào, những cột bazan thò ngàn vạn cái tiết diện hình lục lăng của mình lên không gian, giống hệt những cái... đĩa “tròn một cách vuông vức” giăng xếp dọc bờ biển. Có lẽ vì thế thắng cảnh này có tên là ghềnh Đá Đĩa - một thắng cảnh cấp quốc gia
Còn ở vùng Ba Làng An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, PGS.TS Trịnh Dánh đã đề nghị làm một công viên địa chất quốc gia đặc biệt, bởi dấu tích núi lửa tràn ra biển, đá đen nổi trên mặt biển tuyệt đẹp, đẹp đến kỳ quái.
Dấu tích núi lửa tràn ra biển, đá đen nổi trên mặt biển với các lớp dung nham rõ rệt, cùng các “viên than núi lửa” đen và xốp ở vùng Ba Làng An (Bình Sơn, Quảng Ngãi)
Còn đây là những cột bazan thuôn dài, uốn lượn, gồ ghề, phần nhô lên mặt đất hơi vuốt nhọn, khá ấn tượng ở xã Đắc Phơi, huyện Lắc, tỉnh Đắc Lắc.
Các cột bazan xếp khít vào nhau tạo thành cả một mảng núi, thành nhiều bức tường thành kiểu... núi lửa phun.
Nguồn nước cho đám trẻ nô đùa trong ráng chiều ám ảnh này đã được chảy trên những khối bazan dạng cột khổng lồ. Cả một thung lũng, cả nhiều dòng thác ra đời do bazan đông kết thành những bức tường kỳ vĩ giống như ai đó đã đổ một chảo bột mì khổng lồ đang sột sệt ướt ra, sau khi ngào nhuyễn, để rồi nó đông kết, vỡ bửa, cháy đen, hóa đá mãi đến ngày nay
Ở thác Trinh Nữ (trên sông Krông Nô, cách TP Buôn Ma Thuột 20km), nhiều phiến bazan dạng cột được quá trình phun trào và đông kết của nham thạch vuốt gọt tuyệt vời. Nó uốn lượn như một tà áo, như những nếp sóng đang tung tăng trước mắt du khách! Cạnh đó, tất nhiên là những khối bazan đen kịt, nó như những viên than củi khổng lồ của một cây gỗ khổng lồ vừa bị đốt, nằm án ngữ giữa dòng sông ghềnh thác!
Bazan cột tạo nên ngọn thác lớn, bazan cũng nằm dưới chân thác, đen nhánh, thăn thớ, thẳng băng và lớp lang như có bàn tay của người nghệ sĩ tài năng nào đó đã tạo tác
Cách đó không xa là thác Đray Sap nổi tiếng, các khối bazan cao như núi, màu sắc kỳ ảo đã chặn đứng dòng sông, thác chảy trên bazan, cả một thế giới những viên đá đen, xốp, nhẹ, lỗ chỗ như tổ ong ngập tràn xung quanh thắng cảnh. Điều đó khiến nhiều người gọi Đray Soap là con nước của núi lửa.
Con thác được “vinh danh” nhất của các thành tạo núi lửa ở Việt Nam có lẽ là thác Gia Long. Thác chảy trên các khối bazan cột tuyệt mỹ, đẹp đến mức vua Bảo Đại phải mang tên vua Gia Long "bậc tổ phụ” khả kính của mình ra đặt tên cho ngọn thác, nhiều công trình lớn đang được ông vua ưa du lịch mạo hiểm kia xây dựng... đến nay vẫn còn dang dở đã chứng minh điều đó
Ở Tây nguyên, trên địa bàn huyện Cư M’Ga, có một ngọn núi duy nhất mang tên là Núi Lửa (các nhà địa chất đã chứng minh đây là một miệng núi lửa từng hoạt động), chúng tôi đã đến đó, phỏng vấn người dân, ghi nhận nhiều điều, nhưng đoàn làm phim tiếc hùi hụi vì Núi Lửa đã bị người dân phá tan hoang để lấy đất đá xây dựng san lấp suốt nhiều năm qua.
Đất đá trong lòng núi đen xám như... than đá
Kỷ lục nữa liên quan đến núi lửa: ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, có một khu thành đá hình móng lừa được “xây” bằng những trụ đá hình lục lăng rất lớn, đá đều tăm tắp, thành xây cao vút lên đỉnh trời, xây kín cả một rông núi. Tòa thành đã được bà con Ba Na Kriêm kể vào trong sử thi của mình.
Khi chúng tôi có mặt, các nhà địa chất đã ghi nhận bằng văn bản: nó là một thành tạo núi lửa, các viên gạch “xây thành” là những cột bazan dựng đứng trong rừng sâu bí ẩn
Núi lửa ở Buôn Chóa (Đắc Lắc) lại được giới địa chất ghi nhận với nhiều kỷ lục khác: đá magma trải rộng trên một vùng rộng lớn, bà con leo trên magma như leo núi ở... Tây Bắc; với những ruộng ngô trồng trên đá magma đen trũi như ngoài cao nguyên đá Đồng Văn
Giữa cái dữ dội đó, chợt chúng tôi ước ao: núi lửa phun thì nó đã phun rồi, sao độ ấy nó không phun ra những gò đồi, thung lũng đất bazan vân vi phì nhiêu như ở Pleiku cho bà con đỡ khổ!
Ai đó bảo nhan sắc núi lửa lúc đang phun là thứ nhan sắc chết người, dung nham, đá magma của nó lắm lúc cũng khô cằn, khốc liệt đấy; song vẻ đẹp, sự quyến rũ của nó - cùng các thắng cảnh mà nó sinh ra - thật tuyệt vời. Thật là một thứ vưu vật của trời đất ban tặng cho thiên nhiên xứ sở.
Sau nhiều ngày đi theo chân núi lửa ở Việt Nam, trở về, tôi bắt đầu ngồi ước ao: ước gì các nhà làm du lịch ở Việt Nam sớm nghĩ đến những tour du lịch, học tập, nghiên cứu "về nguồn"... với các ngọn núi lửa cùng thành tạo của nó. Núi lửa là một phần không thể thiếu của quả đất này mà!
Mỗi năm, hàng nghìn du khách từ khắp nơi đổ về ngôi làng Hầu Động, Đài Loan để chiêm ngưỡng thiên đường dành cho mèo. 150 con mèo hoang đang sống tại đây và được người dân chăm sóc rất chu đáo.
Sau chuyến bay dài 8 tiếng đồng hồ từ TPHCM, tôi đặt chân đến Sydney (Úc), một thành phố nổi tiếng với nhà hát con sò, cầu cảng Sydney mà mỗi dịp năm mới tôi được chiêm ngưỡng màn pháo hoa độc đáo trên... truyền hình. Vào mùa này, Sydney có vẻ đẹp lãng mạn của tiết trời thu với những hàng phong đang chuẩn bị thay lá, rất phù hợp cho việc đi bộ thong dong để ngắm nhìn thành phố hiện đại mà rất an bình này.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok ngày 14/4, Lễ hội Songkhan, Tết té nước của người Thái, đã diễn ra tưng bừng trên khắp cả nước khi người dân nước này tạm gác lại những lo toan hàng ngày để cùng nhau đón Năm mới bằng việc té nước và cầu chúc cho nhau gặp nhiều may mắn.
Năm mới đã đến, cũng giống như người dân Việt Nam, người Trung Quốc nô nức đón chào năm mới trên khắp thế giới với những nét đặc trưng truyền thống.
Người Trung Quốc có câu “Chưa đến Thượng Hải chưa biết tiền mình ít”. Có lẽ cần nói thêm, đến Thượng Hải mà chưa đến phố Nam Kinh thì chưa thể hình dung được mức độ xa hoa, hào nhoáng của tầng lớp giàu có ở đây. Một ngày lang thang trên con đường tập trung rất nhiều cái nhất của Trung Quốc, chúng tôi được thấy nhiều thứ và được nghe nhiều chuyện “chỉ có ở Thượng Hải”.
Đến Bali với niềm háo hức về một thiên đường du lịch tràn ngập niềm vui, nhưng chúng tôi lại rời Bali với sự nuối tiếc cuộc sống đời thường đầy màu sắc và thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. Như một bảo tàng sống về Đông Nam Á thời xa xưa, Bali thân thuộc mà bí ẩn, bình yên mà sâu thẳm.
Đến hẹn lại lên, mỗi dịp xuân về người châu Á tha hương lại nô nức đổ về khu phố người Hoa của quận 13, Paris vào ngày chủ nhật đầu tiên của năm mới để tham dự lễ hội mừng xuân.
Mặc cho tuyết phủ đầy trên các con phố, tán cây, người dân Trung Quốc vẫn đang háo hức chào đón Tết cổ truyền. Dưới đây là một số hình ảnh tại nhiều tỉnh thuộc quốc gia đông dân nhất thế giới đăng tải trên CRI.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”