Lớp trẻ Trung Quốc hôm nay không còn mặn mà nhiều với Tết, đặc biệt là giới trẻ thành phố. Trong một vài năm trở lại đây, khi những ngày lễ khác như lễ Tình nhân, Noel, Tết Dương lịch trở thành những ngày lễ thực sự trong năm thì Tết âm lịch cũng không còn nhiều chỗ đứng.
Người Trung Quốc hiện đại đã đổi tên Tết âm lịch thành "Tiết xuân", dành cái tên Tết Nguyên đán cho Tết Dương lịch. Tết, mang ý nghĩa sum họp, quây quần...Người đi làm xa vội vã trở về đoàn tụ cùng gia đình. Quanh năm đầu tắt mặt tối, giờ mới là lúc nghỉ ngơi thực sự, được trở về nhà, kể lại cho người thân những câu chuyện được tận mắt thấy tai nghe. Ngày Tết không còn nhiều nét ở thành phố nhưng rõ ràng và mạch lạt với các vùng quê lạnh giá.
Không khí đón năm mới đã hiện hữu trong các ngõ phố. Sắc đỏ khắp từ trong nhà, trên cửa, trên những chiếc đèn lồng, cho đến trang phục của những em nhỏ. Người dân Trung Quốc thường trang trí nhà mình bằng các loại giấy màu, nhất là màu đỏ. Giấy màu được cắt hình những bông hoa, hình con vật, hình người... được dán khắp các cửa sổ, cửa ra vào và trên tường nhà của người Trung Quốc. Đó là chưa kể đến các câu đối với những lời lẽ ý nghĩa và hình các vị thần hộ mệnh được treo khắp nơi để đón năm mới. Những câu đối mới lại được dán chồng lên câu đối của năm trước.
Tranh thủ đi sắm Tết
Ômai và mứt không thể thiếu trong những ngày này
Một cuốn lịch của năm Trâu vàng
Từ rằm tháng 12 trở đi là thời điểm những người con xa xứ trở về quê ăn Tết. Trong khoảng 2 tuần lễ này, giao thông cả nước rối như bàn tơ, người người xếp hàng mua vé, người người cố kiếm cho mình được tấm vé để về đúng Tết, ai cũng tay xách nách mang đủ thứ lỉnh kỉnh mang về. Tàu điện, xe buýt, tàu hỏa, máy bay đồng loạt tăng chuyến mà không xuể nổi với đám đông. Dù cảnh chen lấn năm nào cũng diễn ra, nhưng đó lại là hình ảnh đẹp cho một truyền thống chưa mất đi của người Trung Quốc.
Món ăn chính của đêm giao thừa là sủi cảo. Theo tục xưa, sủi cảo phải được gói xong trước 12 đêm Giao thừa. Các gói sủi cảo đông lạnh cũng góp phần đỡ vất vả hơn cho các bà nội trợ.
Mặc dù nền kinh tế năm nay không được vận cho lắm, nhưng người Trung Quốc vẫn đổ ra đường sắm Tết rất đông. Các cửa hàng bán câu đối, đồ ăn, đèn lồng và hoa đông nghịt người vào mua bán. Cửa hàng quần áo nô nức người vào ra. Năm mới, ai cũng muốn gia đình mình có một cái Tết đủ đầy, ấm cúng. Hình ảnh con Trâu, biểu tượng cho năm Kỉ Sửu hiện hữu khắp nơi. Từ những con trâu bằng vần trong tiệm kim hoàn cho đến những hình cắt dán trên cửa sổ. Người Trung Quốc tin rằng năm nay kinh tế sẽ lấy lại được phong độ đã mất và sinh con trai trong năm nay cũng sẽ rất tốt.
Nô nức về quê
Một chiếc đèn lồng khổng lồ tại Bắc Kinh
Màu đỏ được coi là màu của may mắn, tốt lành và thịnh vượng. Bởi thế trong những ngày nay, đâu đâu cũng rực rỡ sắc màu này.
Trong những ngày Tết, rất nhiều bạn trẻ tận dụng 10 ngày nghỉ để làm một chuyến du lịch dài hơi. Từ trước Tết vài ngày, họ đã di chuyển khỏi thành phố và ăn Tết trên những con đường. Một số khác vẫn theo truyền thống gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa, dọn dẹp nhà cửa và xem chương trình truyền hình trực tiếp trên đài CCTV.
Việc cho phép nổ pháo trở lại của chính phủ là một trong những hoạt động tích cực của nhà nước này nhằm phát huy và bảo tồn truyền thống Tết đang dần mai một. Nhưng lớp trẻ hôm nay dù cảm thấy ngày Tết âm lịch khá rườm rà với nhiều thủ tục vẫn về nhà đúng hẹn trước giờ Giao thừa. Bởi gia đình mãi mãi là nền tảng cho một con người.
Sắc đỏ
Màu sắc rực đỏ
Dán tranh Tết
Những phong bao lì xì cho buổi sớm mùng 1, người Trung Quốc tin tưởng vào một năm mới với nhiều vận hội mới, cơ hội mới và thành công mới cho tương lai của mỗi cá nhân và đất nước mai sau.
Chùm ảnh Người dân Trung Quốc đón Tết Kỉ Sửu
Trước cửa một công sở tại Bắc Kinh
Múa rồng, nét đặc trưng của người Trung Quốc
Đêm 30 sum họp
Tưng bừng các lễ hội
Quảng cáo trên báo chí cũng một màu đỏ
Các nghệ sĩ bận rộn luyện tập chương trình Tết
Vật may mắn về treo trong nhà

Đèn lồng đỏ treo cao