Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất ổn chính trị có thể phá hủy nền kinh tế và ngành du lịch Thái Lan

Các chuyên gia nhận định những cuộc biểu tình kéo dài tại các sân bay ở thủ đô Băng Cốc sẽ phá hủy các hoạt động kinh doanh, du lịch và kinh tế Thái Lan, đồng thời gây ra sự bất ổn tiềm ẩn trong khu vực.

Sân bay quốc tế Suvarnabhumi và sân bay nội địa Don Mueang đã bị hàng ngàn người chống chính phủ chiếm giữ trong vòng hơn hai tuần qua, khiến hai sân bay quan trọng này rơi vào tình trạng "tê liệt", làm kẹt trên 100.000 hành khách và gây thiệt hại hàng triệu USD. Hình ảnh của Thái Lan trước bạn bè quốc tế đã xấu đi rất nhiều, sau khi các cơ quan thông tin đại chúng trên khắp thế giới quay cảnh rất nhiều khách du lịch đang trong tình trạng tuyệt vọng với "màn trời chiếu đất" tại sân bay.
Giám đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho biết ngân hàng có thể sẽ xem xét hạ thấp mức dự đoán tăng trưởng kinh tế 3,8%-5% trong năm nay và năm 2009, bất chấp khả năng xảy ra một cuộc đảo chính hay không, thì sự kiện này sẽ tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế Thái Lan.
Chuyên gia phân tích quan hệ quốc tế Panitan Wattanayagorn rất lo ngại rằng những bất ổn chính trị sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới số lượng khách du lịch tới quốc gia này.
Ngành du lịch Thái Lan hiện đang chịu những ảnh hưởng rõ nét nhất khi có khoảng 30.000 hành khách không thể thực hiện các chuyến bay hàng ngày, trong khi đó các nước trên khắp thế giới đang khuyến cáo công dân nước họ tránh xa Thái Lan. Điều này sẽ rất bất lợi cho quốc gia này, bởi doanh thu từ ngành du lịch chiếm khoảng 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan.
Theo số liệu thống kê của cơ quan du lịch Thái Lan, quốc gia này hiện đang mất 7 triệu USD/ngày từ doanh thu du lịch và lượng khách du lịch ước tính có thể giảm khoảng 3,5 triệu người nếu tình trạng bất ổn này kéo dài tới tháng 12/08.
Phó chủ tịch Liên đoàn các ngành Thái Lan Tanit Sorat dự tính những thiệt hại trong xuất-nhập khẩu có thể lên tới 3 tỷ baht/ngày (85 triệu USD) khi hai sân bay nói trên bị tê liệt. Các đơn đặt hàng xuất khẩu từ các quốc gia khác có thể "biến mất" do khách hàng hoài nghi về khả năng giao hàng đúng hạn và hiện có xu hướng họ sẽ chuyển đơn đặt hàng sang một số nơi khác. Ông Sorat cho biết, trong dài hạn, xuất khẩu Thái Lan sẽ chịu thiệt hại nặng nề khi các công ty bảo hiểm có thể gia tăng phụ thu để bồi thường cho các rủi ro chính trị.
Thậm chí ngay cả trước khi các sân bay rơi vào tình trạng tê liệt, xuất khẩu và đầu tư tại quốc gia này đã bị ảnh hưởng đáng kể do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng và các hoạt động chống đối kéo dài. Thị trường chứng khoán Thái Lan đã tuột dốc không phanh khoảng 50% sau khi Liên minh Nhân dân vì dân chủ (PAD) bắt đầu kế hoạch lật đổ chính phủ từ hồi tháng 5/08, trước khi tiến hành chống đối "cao điểm" trong thời gian gần đây.

(Theo Vinanet)

  • Campuchia: Kế hoạch đa dạng hóa ngành du lịch gặp khó khăn
  • Du lịch Khánh Hòa: Nỗi lo giảm lượng khách quốc tế
  • Rau sạch ở Suối Nho
  • Kiên Giang: Đã có 45 dự án du lịch được cấp phép đầu tư
  • Khai thác tuyến du lịch biển Phú Quốc
  • Ngành du lịch Campuchia bị thiệt hại lớn vì khủng hoảng chính trị-xã hội ở Thái Lan
  • Lượng khách du lịch quốc tế thăm Philíppin đạt kỷ lục trong 10 tháng đầu năm 2008
  • Bài toán du lịch miền Trung
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com