Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ chế luẩn quẩn, ngành du lịch lỡ cơ hội

Trong khi các nước trong khu vực đã triển khai các chương trình quảng bá đặc biệt ấn tượng để thu hút khách du lịch, thì các kế hoạch quảng bá của du lịch Việt Nam vẫn trong vòng luẩn quẩn.


Thông tin từ các hãng lữ hành quốc tế lớn cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2009, lượng khách quốc tế giảm trên 30% so với cùng kỳ năm 2008. Theo nhận định, mục tiêu đón 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2009 là khó khả thi, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và dịch bệnh diễn biến phức tạp, các nước đều khuyến khích công dân hạn chế đi du lịch ra nước ngoài.

Kết quả khảo sát trực tiếp do Ipsos/Europ Assistance (tập đoàn châu Âu chuyên nghiên cứu, khảo sát thị trường) tiến hành tại 7 quốc gia châu Âu (Đức, Pháp, Anh, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ và áo) mới đây cho thấy, do ảnh hưởng của khủng hoảng, người châu Âu đã thắt chặt chi tiêu và cắt giảm kế hoạch du lịch. Chỉ có 64% người được phỏng vấn cho biết, họ có nhu cầu đi nghỉ hè so với 67% của năm 2008. Ngân sách du lịch cũng đã sụt giảm đáng kể, với dự kiến mức chi trung bình chỉ 2.066 euro cho mỗi gia đình so với 2.206 euro của năm 2008.

Từ thực tế nêu trên, các hãng lữ hành có chung nhận định, mặc dù yếu tố kinh tế hiện có ảnh hưởng lớn đến việc đi du lịch, nhưng không vì thế mà du khách cắt bỏ nhu cầu này. Minh chứng là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn tại nhiều điểm đến trên thế giới vẫn thu hút sự quan tâm và lựa chọn của du khách châu Âu. Tuy nhiên, xu hướng đi du lịch tới các điểm đến xa, thời gian lưu trú dài đã thay đổi rất rõ rệt.

“Với việc nhận định đúng tình hình thị trường, đặc biệt là thị trường khách quốc tế trong giai đoạn khủng hoảng, các hãng lữ hành đã sớm có những chương trình ưu đãi, khuyến mãi đặc biệt để duy trì nguồn khách”, giám đốc một DN lữ hành quốc tế nói và cho rằng, dù vậy thì cũng không thể kỳ vọng nhiều vào sự tăng trưởng của nguồn khách này trong những tháng cuối năm.

Chia sẻ ý kiến này, ông Võ Anh Tài, Giám đốc Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist cho rằng, vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay không phải là thu hút khách một cách cấp tập, mà là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, theo kế hoạch dài hạn của ngành du lịch trong các hoạt động quảng bá và sự liên kết cùng có lợi giữa lữ hành, hàng không, khách sạn cũng như các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch khác, để tạo ra những gói sản phẩm có giá cạnh tranh, đảm bảo giữ được chất lượng dịch vụ.

Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) và các DN lữ hành thống nhất mục tiêu trọng điểm trong những tháng còn lại của năm là thị trường khu vực. Xác định là như vậy, nhưng yếu tố quan trọng nhất để thu hút khách là triển khai quảng bá, giới thiệu chào bán các sản phẩm cụ thể thì bản thân Tổng cục Du lịch lại không đủ chức năng, do kế hoạch quảng bá ở từng thị trường đã được Bộ chủ quản ấn định.

Hiện đơn vị được giao nhiệm vụ làm công tác xúc tiến quảng bá du lịch là một Cục chuyên trách của Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch. Hoạt động của đơn vị này không đơn thuần là quảng bá du lịch mà bao hàm phạm vi rộng, nên không thể đem lại hiệu quả kinh tế ngay lập tức, trong khi đó, quảng bá du lịch đòi hỏi sự tính toán đến hiệu quả tức thời.

Du lịch Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu bất ổn là lập tức nước này cử các đoàn triển khai việc quảng bá rầm rộ ở nhiều quốc gia. Sở dĩ họ làm được điều này vì có chính sách linh hoạt, có nguồn tài chính chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh. “Còn ở ta làm theo kiểu lập kế hoạch rồi trình phê duyệt, khi được cấp tiền thì các sự kiện đã trôi qua”, giám đốc một DN than thở.

Cùng với việc triển khai các chương trình quảng bá đặc biệt ấn tượng, các nước trong khu vực đã tung ra các chương trình khuyến mại với mức giá thấp chưa từng có để thu hút khách. Trong khi đó, các kế hoạch quảng bá của Việt Nam vẫn trong vòng luẩn quẩn, khiến ngành du lịch bỏ lỡ cơ hội chuyển dịch nguồn khách.


Thông tin từ các hãng lữ hành quốc tế lớn cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2009, lượng khách quốc tế giảm trên 30% so với cùng kỳ năm 2008. Theo nhận định, mục tiêu đón 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2009 là khó khả thi, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và dịch bệnh diễn biến phức tạp, các nước đều khuyến khích công dân hạn chế đi du lịch ra nước ngoài.

Kết quả khảo sát trực tiếp do Ipsos/Europ Assistance (tập đoàn châu Âu chuyên nghiên cứu, khảo sát thị trường) tiến hành tại 7 quốc gia châu Âu (Đức, Pháp, Anh, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ và áo) mới đây cho thấy, do ảnh hưởng của khủng hoảng, người châu Âu đã thắt chặt chi tiêu và cắt giảm kế hoạch du lịch. Chỉ có 64% người được phỏng vấn cho biết, họ có nhu cầu đi nghỉ hè so với 67% của năm 2008. Ngân sách du lịch cũng đã sụt giảm đáng kể, với dự kiến mức chi trung bình chỉ 2.066 euro cho mỗi gia đình so với 2.206 euro của năm 2008.

Từ thực tế nêu trên, các hãng lữ hành có chung nhận định, mặc dù yếu tố kinh tế hiện có ảnh hưởng lớn đến việc đi du lịch, nhưng không vì thế mà du khách cắt bỏ nhu cầu này. Minh chứng là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn tại nhiều điểm đến trên thế giới vẫn thu hút sự quan tâm và lựa chọn của du khách châu Âu. Tuy nhiên, xu hướng đi du lịch tới các điểm đến xa, thời gian lưu trú dài đã thay đổi rất rõ rệt.

“Với việc nhận định đúng tình hình thị trường, đặc biệt là thị trường khách quốc tế trong giai đoạn khủng hoảng, các hãng lữ hành đã sớm có những chương trình ưu đãi, khuyến mãi đặc biệt để duy trì nguồn khách”, giám đốc một DN lữ hành quốc tế nói và cho rằng, dù vậy thì cũng không thể kỳ vọng nhiều vào sự tăng trưởng của nguồn khách này trong những tháng cuối năm.

Chia sẻ ý kiến này, ông Võ Anh Tài, Giám đốc Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist cho rằng, vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay không phải là thu hút khách một cách cấp tập, mà là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, theo kế hoạch dài hạn của ngành du lịch trong các hoạt động quảng bá và sự liên kết cùng có lợi giữa lữ hành, hàng không, khách sạn cũng như các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch khác, để tạo ra những gói sản phẩm có giá cạnh tranh, đảm bảo giữ được chất lượng dịch vụ.

Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) và các DN lữ hành thống nhất mục tiêu trọng điểm trong những tháng còn lại của năm là thị trường khu vực. Xác định là như vậy, nhưng yếu tố quan trọng nhất để thu hút khách là triển khai quảng bá, giới thiệu chào bán các sản phẩm cụ thể thì bản thân Tổng cục Du lịch lại không đủ chức năng, do kế hoạch quảng bá ở từng thị trường đã được Bộ chủ quản ấn định.

Hiện đơn vị được giao nhiệm vụ làm công tác xúc tiến quảng bá du lịch là một Cục chuyên trách của Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch. Hoạt động của đơn vị này không đơn thuần là quảng bá du lịch mà bao hàm phạm vi rộng, nên không thể đem lại hiệu quả kinh tế ngay lập tức, trong khi đó, quảng bá du lịch đòi hỏi sự tính toán đến hiệu quả tức thời.

Du lịch Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu bất ổn là lập tức nước này cử các đoàn triển khai việc quảng bá rầm rộ ở nhiều quốc gia. Sở dĩ họ làm được điều này vì có chính sách linh hoạt, có nguồn tài chính chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh. “Còn ở ta làm theo kiểu lập kế hoạch rồi trình phê duyệt, khi được cấp tiền thì các sự kiện đã trôi qua”, giám đốc một DN than thở.

Cùng với việc triển khai các chương trình quảng bá đặc biệt ấn tượng, các nước trong khu vực đã tung ra các chương trình khuyến mại với mức giá thấp chưa từng có để thu hút khách. Trong khi đó, các kế hoạch quảng bá của Việt Nam vẫn trong vòng luẩn quẩn, khiến ngành du lịch bỏ lỡ cơ hội chuyển dịch nguồn khách.

(Theo Việt Hùng/đầu tư)

  • Ngành du lịch trước “tác động kép”
  • Quảng bá du lịch: những dấu chấm hỏi
  • Bất động sản “lấn sân” du lịch
  • Du lịch vượt khó nhờ khách nội
  • Dịch vụ giải trí tại khách sạn cao cấp được phục vụ thêm giờ
  • Cơ chế luẩn quẩn, ngành du lịch lỡ cơ hội
  • Từ "đường bay vàng" đến "đường bay ấp ủ"
  • Phát hiện 3 hang động tuyệt mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com