Quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long tới du khách nước ngoài (Ảnh minh họa: ChiLê /Vietnam+)
Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam bắt đầu có những bước phát triển tiến bộ, có nhiều thay đổi không chỉ trong nhận thức của những người trực tiếp làm nghề mà còn ở tư duy và sự ủng hộ của những người có quyền quyết định chính sách, tài chính cho các hoạt động du lịch.
Nhờ đó, diện mạo của ngành có thêm nhiều sắc màu sinh động và các hoạt động du lịch đã bắt đầu được làm “đầy” hơn cả về chất và lượng. Thay đổi tầm nhìn
Trên chặng đường tham gia làm kinh tế của mình, du lịch đã đóng góp công sức không nhỏ cho nền kinh tế của cả nước với doanh thu năm 2010 đạt khoảng 96 nghìn tỷ đồng (ước tính chiếm khoảng 4,5% GDP cả nước).
Nếu trong năm 2000, ngành du lịch đón tiếp và phục vụ 2,14 triệu lượt khách quốc tế thì tới năm 2010 con số này đã tăng lên tới trên 5 triệu. Kết quả đó cũng nhờ một phần vào các chính sách bước đầu xác định vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế.
Nếu nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) xác định: “Phát triển du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn” thì tới nghị quyết Đai hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đã cụ thể: “Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế.”
Trich dẫn những nội dung này. Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Du lịch Trịnh Xuân Dũng cũng nhấn mạnh thêm: “Đặc biệt, ngày 27/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số: 175/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, trong đó, phần quy định về lĩnh vực du lịch khẳng định hình thành một số trung tâm dịch vụ đặc biệt là các trung tâm du lịch có quy mô và có sức mạnh cạnh tranh trong khu vực.”
Để dần hiện thực được điều đó, ông Dũng cho rằng, trước mắt cần điều chỉnh một số điều trong Luật Du lịch sao cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và tương thích với những cam kết của Chính phủ Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), với các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong lĩnh vực du lịch.
Bên cạnh đó, cũng cần tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành có “trí tuệ cao, năng lực sáng tạo lớn” với tính chuyên nghiệp sâu để xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường du lịch khu vực và thế giới.
Đương nhiên, ngành du lịch Việt Nam cũng sẽ không đơn độc trên chặng đường này. Với “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” vừa bắt đầu được triển khai với số vốn đầu tư 11 triệu Euro, Cộng đồng châu Âu (EU) sẽ tài trợ và đồng hành trong quá trình phát triển của ngành. Học cách làm chuyên nghiệp
Dịch vụ phát triển đã tạo rất nhiều việc làm, nhiều giá trị gia tăng cũng như những hoạt động năng động cho nền kinh tế nhưng đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, kèm theo đó là rủi ro và độ phức tạp cũng tăng lên.
Theo đó, sẽ cần phải có những năng lực và phương tiện, không chỉ là phương tiện tài chính để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xác định được sản phẩm du lịch trọng điểm… mà cần cả phương tiện tư duy dịch vụ cũng như cái tâm làm nghề của con người để cạnh tranh.
Du lịch Việt Nam đang bừng tỉnh và cả guồng máy của ngành du lịch sẽ phải gồng mình để bước vào một cuộc chiến mới đầy những thử thách trong việc “lột xác” tư duy cùng với xác định thị trường ưu tiên để “tiến” có mục tiêu, trọng điểm.
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Trung Lương gợi ý: “Khi xác định thị trường ưu tiên cho Việt Nam trong 10 năm tới thì cần phải tập trung nghiên cứu hết sức bài bản đặc điểm của thị trường đó xem khách họ cần gì để xây dựng hình ảnh của sản phẩm cho phù hợp, với đối tượng như vậy thì xúc tiến quảng bá bằng kênh thông tin nào hiệu quả nhất."
"Những điều này thể hiện tính chuyên nghiệp của những người làm công tác quảng bá,” ông Lương nhấn mạnh.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Cục xúc tiến du lịch Malaysia sẽ đẩy mạnh quảng bá du lịch sinh thái và mạo hiểm tại thị trường Việt Nam nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch tại đất nước thường được khách du lịch Việt Nam xem là điểm đến cho các hoạt động tham quan và mua sắm.
Ngành du lịch cần 42,5 tỉ đô la Mỹ trong 10 năm, từ 2011- 2020, cho hạ tầng, dịch vụ để tăng lượng khách nội địa từ 28 triệu lượt của năm 2010 lên 47- 48 triệu lượt vào năm 2020 và khách quốc tế từ 5,05 triệu lên 10- 10,5 triệu lượt.
Theo thông lệ hàng năm, đầu mùa hè là thời điểm "nóng" nhất về các tour du lịch. Các gia đình dành thời gian đưa con đi nghỉ hè bằng những tour ngắn ngày, để sau đó cho các cháu tiếp tục học hè. Nhưng năm nay, các tour du lịch này khá ế.
Trong những năm gần đây, doanh thu du lịch của Đắk Lắk không ngừng tăng cao. Đó là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì những kết quả đạt được còn quá nhỏ bé so với tiềm năng.
Trong quý 2/2011, công suất thuê phòng khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trung bình toàn thị trường đạt 60%, giảm 21 điểm phần trăm so với quý trước và 6 điểm phầm trăm so với quý 2/2010.
Ban nghiên cứu và phát triển sản phẩm thuộc Hiệp hội Du lịch TPHCM đã khảo sát một số nhà vườn tại TPHCM để phát triển thành điểm đến cho du khách trên tuyến du lịch đường sông của thành phố.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”