Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Du lịch Bình Thuận- Tầm nhìn đến năm 2015

Dự báo trong những năm tới, du lịch Bình Thuận cũng tiếp tục phát triển và diễn ra sôi động, nhất là loại hình du lịch biển đã khẳng định thế mạnh của địa phương. Thực tế cho thấy trong năm 2009 vừa qua, Bình Thuận vẫn thu hút được thêm gần 40 dự án du lịch, nâng tổng số dự án được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực lên 420 dự án. Trong đó có trên 130 dự án đi vào hoạt động, 86 dự án đang triển khai xây dựng, 19 dự án hiện đã tiến hành san ủi. Số dự án còn lại chủ yếu mới được chấp thuận nên trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục liên quan hoặc vướng đền bù giải tỏa đang chờ giải quyết…

Điều đáng ghi nhận là du lịch Bình Thuận ngày càng có nhiều dự án quy mô lớn được đẩy nhanh tiến độ và sớm đi vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực phục vụ khách du lịch. Điển hình như các dự án đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên khai trương đón khách trong năm qua: Novela Mui Ne, Amaryllis Resort, Sài Gòn- Suối Nhum, L’anminen Mui Ne Resort & Spa… Theo số liệu của ngành chức năng, tại Bình Thuận đã có 82 cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng với 4.025/5.903 phòng hiện có trên toàn tỉnh. Đạt tiêu chuẩn 4 sao có 12 cơ sở (1.235 phòng), 3 sao có 12 cơ sở (874 phòng), 2 sao có 33 cơ sở (1.008 phòng) và tiêu chuẩn 1 sao có 19 cơ sở (505 phòng)… Với xấp xỉ 2,2 triệu lượt khách đến Bình Thuận nghỉ dưỡng trong năm vừa qua, thì công suất sử dụng phòng bình quân của các cơ sở lưu trú đạt khoảng 56- 57%. Dự báo phát triển du lịch đến năm 2015, Bình Thuận có thể thu hút 3.750.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế có khoảng 400.000 lượt. Theo đà tăng trưởng, cũng đến năm này trên địa bàn Bình Thuận sẽ có 200 khách sạn, resort với 12.000 phòng đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cho du khách.

Du lịch biển - thế mạnh của ngành "công nghiệp không khói" ở Bình Thuận

Như vậy theo dự báo nói trên, tổng lao động chuyên ngành du lịch vào năm 2015 có thể lên 17.110 người, tăng hơn gần 10.000 người so cuối năm 2008. Đây là vấn đề đáng quan tâm của ngành và là yêu cầu tất yếu về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Bình Thuận vào những năm tiếp theo. Trước tình hình này, ngành du lịch tỉnh nhà đã tính đến giải pháp đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành khoảng 8.860 người trong giai đoạn 2010- 2015. Theo đó, trình độ đào tạo gồm đại học kinh tế du lịch hoặc quản trị kinh doanh cho 495 người, cao đẳng kinh tế du lịch hay quản trị kinh doanh có 470 người, trung cấp du lịch 3.050 người, số còn lại là sơ cấp nghề và bồi dưỡng tại chỗ… Song song đó, du lịch Bình Thuận còn tập trung giải quyết những tồn tại, hạn chế về hạ tầng và nâng dần chất lượng sản phẩm du lịch. Hiện tại cần quan tâm đến hệ thống nước sinh hoạt tại các khu vực Vĩnh Tân (Tuy Phong), Bắc Bình, Hàm Tân, La Gi và hạn chế tình hình nguồn điện chưa ổn định tại Hàm Thuận Nam. Mặt khác, địa phương cũng tìm hướng giải quyết dứt điểm vướng mắc đền bù giải tỏa kéo dài ở một số dự án, gây chậm tiến độ thi công và làm nản lòng nhà đầu tư…

Có thể khẳng định, dù sanh sau đẻ muộn nhưng ngành “công nghiệp không khói” tỉnh nhà trong vòng 5 năm tới vẫn là điểm sáng hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, với diễn biến khó lường của kinh tế thế giới thì du lịch Bình Thuận sẽ phải đối mặt với những thách thức mới do môi trường cạnh tranh ngày một gay gắt hơn. Chính vì vậy ngay từ bây giờ, bằng tầm nhìn và bước đi đã được định hướng đến năm 2015, toàn ngành phải nỗ lực rất nhiều để duy trì tốc độ phát triển như thời gian qua.

 

(Theo Đ.QUỐC // Báo Binhthuan Online)

  • Du lịch Tây Nguyên- Nam Trung bộ: Khi rừng “gặp” biển
  • TransViet Training - nơi đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp
  • Ninh Thuận thu hút 179.000 lượt khách du lịch
  • Du lịch Việt Nam sẽ có logo và slogan mới
  • Văn hóa phi vật thể tạo bản sắc du lịch Thủ đô
  • Sa Pa vẫn là điểm đến hấp dẫn khách nước ngoài
  • Bạc Liêu vẫn thiếu dịch vụ hấp dẫn du khách
  • Hấp dẫn Tuần văn hóa du lịch Sa Pa 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com