Chuyện tận tay hái trái cây trong nhà vườn chỉ còn trong tờ rơi quảng cáo. (Ảnh: Báo ảnh Việt Nam)
Đến khu du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) trong những ngày này, ai cũng bất ngờ trước khung cảnh đìu hiu, lặng lẽ của điểm du lịch sinh thái miệt vườn vốn được xem là “lá phổi” của du lịch sinh thái mang đặc trưng vùng sông nước Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng.
Khi cầu Rạch Miễu nối hai bờ Tiền Giang và Bến Tre (có ngã rẽ về khu du lịch Thới Sơn Tiền Giang) mới đóng những cây cọc đầu tiên, ai cũng nghĩ rằng lúc hoàn thành sẽ tạo cú đột phá cho du lịch sinh thái miệt vườn Thới Sơn phát triển. Vì khi đó, du khách sẽ có 2 sự lựa chọn để đến điểm du lịch này. Một là đi đường bộ, hai là đi tàu trên sông nước theo tuyến truyền thống lâu nay.
Do nhận định như thế nên tỉnh Tiền Giang đã đón đầu, đầu tư trên 64 tỉ đồng từ nguồn vốn ADB trong khuôn khổ Dự án phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong để kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầng, đáp ứng nhu cầu về du lịch sinh thái miệt vườn trong giai đoạn mới.
Trong đó, bến tàu thủy du lịch tọa lạc trên diện tích gần 1,2ha tại phường 1 (thành phố Mỹ Tho) và nằm ven sông Tiền được đầu tư với kinh phí trên 25 tỉ đồng bao gồm nhiều hạng mục công trình như bờ kè, cầu tàu, bến phao, sân nội bộ, bãi đỗ xe và nhiều thiết bị nội thất hiện đại khác đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Từ đó, chỉ riêng địa bàn thành phố Mỹ Tho đã có đến 13 công ty du lịch lữ hành khai thác tuyến du lịch này.
Tuy nhiên, khác xa với sự “hoành tráng” ở điểm đón khách kể trên, điểm đến chính của tour du lịch sinh thái miệt vườn Thới Sơn là khu du lịch Thới Sơn 1 thuộc ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn thì hoàn toàn ngược lại. Từ hai năm qua, khu du lịch này chẳng hề được đầu tư chỉnh trang ngoài mái nhà chính dùng để tiếp khách được lợp lại.
Còn những điểm du lịch do người dân tự dựng nên thì hàng quán bán đồ lưu niệm, kẹo dừa nhiều hơn vườn hoa, vườn cây ăn trái. Vừa bước qua khỏi nhà khách là đến dãy hàng quán bán đồ lưu niệm, kẹo dừa “vây” chặt lấy lối đi, khiến cho những du khách Tây đi xe đạp phải xuống xe dắt bộ.
Ông Nguyễn Văn An, có vườn sát ngay cạnh khu du lịch Thới Sơn 1, cho biết: “Vườn nhà tui rơi vào khu qui hoạch, không biết ngày nào phải di dời nên đâu dám đầu tư chăm sóc, phân bón cho vườn cây. Vì thế, dạo này cây trái đâu mà có cho khách du lịch, thôi thì có bao nhiêu ăn bấy nhiêu để chờ ngày đi nơi khác làm ăn thôi“.
Do vậy, khách du lịch đành phải vội vã “thưởng thức” qua loa cây trái miệt vườn vốn được mua từ những nơi khác đem về như hồng xiêm, chôm chôm được gọt sẵn, bày ra đĩa, còn chuyện tận tay hái trái cây trong nhà vườn đúng nghĩa của du lịch sinh thái miệt vườn thì chỉ có trên những tờ rơi quảng cáo mà thôi.
Điều đáng nói là, trong “hành trình” cuối cùng để rời khỏi khu du lịch này, khách du lịch còn được “tận hưởng” phút giây bồng bềnh trên chiếc thuyền chèo do những dì, những bác lớn tuổi có hoàn cảnh khó khăn “gồng mình” chèo chống qua con rạch ngoằn ngèo, hoàn toàn khác biệt với hình ảnh những cô gái miệt vườn xinh đẹp vận trên mình trang phục áo dài, áo bà ba tươi cười đón khách ở điểm đón khách.
Chị Nguyễn Thanh Quyên - Ủy viên văn hóa xã hội xã Thới Sơn cho biết, những người chèo đò phục vụ khách du lịch là những đối tượng hộ nghèo, được xã ưu tiên tạo công ăn chuyện làm ở khu du lịch. Vì vậy, khó mà bắt họ trang bị đồng phục chính qui hoặc lựa chọn những người trẻ như ở bên điểm đón khách. Biết là có phản cảm chút ít nhưng bù lại đã giải quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm hộ nên khó thay đổi trong một sớm một chiều.
Chính phải chấp nhận những hình ảnh tương phản ở điểm đón và điểm đến như thế nên lượng khách du lịch đến Thới Sơn cứ thế giảm dần. Theo ông Tô Công Ích, Giám đốc khu du lịch Thới Sơn, mỗi tháng trung bình khu du lịch chỉ đón được khoảng 3.000 khách, giảm hơn 50% so với trung bình hàng năm.
Nguyên nhân sâu xa của nghịch lý trên là do trước đây, tỉnh đã qui hoạch và giao cho Công ty Lê Đại Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) đến 580ha/1.212ha để thực hiện “siêu dự án” phát triển du lịch trên cù lao Thới Sơn.
Dự án này đã có qui hoạch cách nay hai năm, nhưng không thực hiện được, chính vì vậy, các hộ dân trong vùng dự án không dám đầu tư chăm sóc cho cây trái trong vườn, dẫn đến cây cối bị suy kiệt, hạ tầng phục vụ du lịch xuống cấp trầm trọng.
Tới đây, Công ty Cổ phần du lịch Tiền Giang sẽ triển khai dự án mở rộng khu du lịch Thới Sơn 1 và Ủy ban Nhân dân tỉnh triển khai dự án mới với qui mô 77ha, gồm 7 khu chức năng như khu đón tiếp đường bộ, làng nghề Nam bộ, cắm trại dã ngoại, nghỉ dưỡng… để phát triển loại hình du lịch này.
Tuy nhiên, để triển khai thực hiện và mời gọi các nhà đầu tư thì phải mất rất nhiều thời gian chờ đợi. Trong khi đó, chất lượng phục vụ, nhất là hạ tầng của khu du lịch này do không được đầu tư nên ngày càng xuống cấp tầm trọng. Nếu không sớm có những giải pháp khắc phục tình trạng quạnh quẽ như hiện nay, thì tương lai của Khu du lịch Thới Sơn không biết sẽ đi về đâu./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Trái với tình hình du lịch nửa đầu năm 2008, thị trường du lịch 2009 đang có chiều hướng giảm. Khủng hoảng kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu. Chuyện du lịch tự nhiên trở nên xa vời. Để kích cầu và phát triển ngành du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã công bố chương trình tour khuyến mãi giảm giá trong chương trình “ấn tượng Việt Nam”. Tuy nhiên, khó khăn vẫn chồng chất và mục tiêu đón 4,5 triệu lượt khách quốc tế mà Tổng cục Du lịch đưa ra cũng khó thành hiện thực...
Hà Nội hiện có khoảng 13.000 phòng với hơn 500 khách sạn. Trong đó có 7.721 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế thuộc các khách sạn từ 3- 5 sao, số còn lại là những khách sạn chất lượng thấp và thường được cung cấp bởi các khách sạn tư nhân.
Sau những hoạt động có hiệu quả nhằm tuyên truyền toàn dân bảo vệ môi trường, giờ đây người Hội An lại có thêm một mục tiêu khác; đó là tập trung xây dựng thành phố sinh thái đầu tiên của cả nước.
Được tự mình điều khiển một chiếc thuyền buồm, lướt trên các đại dương vòng quanh thế giới đã và đang là điều mơ ước cũng như tham vọng thể hiện mình của nhiều người trẻ trên thế giới.
Với chủ đề Hãy chăm sóc cho nhau, chùm tour trăng mật mùa Thu – Đông 2009 của Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tập trung khai thác các điểm đến lãng mạn như Đà Lạt, Nha Trang, Sapa, Côn Đảo, Hạ Long... theo hành trình từ du lịch tiết kiệm IKO Travel đến du lịch cao cấp Premium Travel.
Trong bối cảnh cầu du lịch giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và đại dịch cúm A.H1 - N1, các DN Du lịch của Việt Nam đã có những biện pháp nhằm thoát ra khỏi khủng hoảng để đứng vững và phát triển. Một trong những hướng đi đó phải kể đến là chương trình tham quan nước ngoài trọn gói bắt đầu từ Hồng Kông mà Cty Cổ phần Du lịch Việt Nam (Vitours) vừa ký hợp đồng thuê chuyến Charter với Vietnam Airline.
Japan Airlines, một trong những hãng hàng không lớn nhất châu Á, vừa thông báo lỗ nặng trong quý II. Lượng vé bán ra sụt giảm, nhu cầu đi lại hạn chế do khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân khiến hãng gặp khó khăn.
Gần 50 hãng hàng không, lữ hành quốc tế và các hãng lữ hành "Top Ten" của Việt Nam đã tham dự Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch và bàn các giải pháp thu hút các hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến Huế, tổ chức ngày 23/8, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”