Với 4.550km đường biên giới giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia trải dài từ Bắc vào Nam, cùng 20 cửa khẩu quốc tế, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch vùng biên giới.
Du lịch vùng biên - hướng đi mũi nhọn
Ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch, nhận định trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, để tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam lên 6 - 10 triệu người mỗi năm, thì đầu tư vào du lịch đường bộ vùng biên giới chính là lựa chọn tốt nhất.
Bởi vậy, theo ông Bình, cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho con đường thu hút khách quốc tế hiệu quả này, nhất là khách từ Trung Quốc và các nước ASEAN.
Việc lựa chọn điểm du lịch ưu tiên đầu tư làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch biên giới toàn tuyến được đánh giá là không khó, bởi mỗi tỉnh biên giới đều có những tiềm năng đặc trưng để tổ chức tour, nhất là các tỉnh vừa có núi vừa có biển.
Chẳng hạn như các tỉnh biên giới có thác nước đẹp và hùng vĩ ở Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên rất thích hợp để tổ chức loại hình du lịch vượt thác mạo hiểm. Tại các tỉnh vừa có núi vừa có biển có thể tổ chức du lịch sinh thái mạo hiểm, thể thao dưới biển, dù bay trên biển… Với các tỉnh có thế mạnh về sông, hồ có thể phát triển loại hình du thuyền độc mộc, thuyền nan, bè tre, câu cá,…
Các sản phẩm du lịch này vừa khai thác được các lợi thế do thiên nhiên ban tặng, vừa giới thiệu được những nét bản sắc văn hóa, lối sống của người dân bản địa và đây chính là sức hấp dẫn, thu hút du khách quốc tế.
Khó khăn còn nhiều
Trong những năm qua, lượng khách vào Việt Nam qua đường bộ biên giới chiếm 30% tổng lượng khách quốc tế. Ngoại trừ Quảng Ninh, Lào Cai ở miền Bắc và Thừa Thiên Huế, Quảng Nam ở miền Trung đã có bước phát triển nhất định về du lịch vùng biên, còn các tỉnh biên giới khác vẫn chưa thực sự khai thác được thế mạnh sẵn có.
Lượng khách quốc tế đến các tỉnh biên giới bằng đường sông và đường biển chưa nhiều. Hiện tại khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường sông chỉ có thể qua cửa khẩu quốc tế duy nhất là Tịnh Biên ở An Giang.
Khách tới bằng đường biển chủ yếu đến Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang. Trong đó, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là nơi thu hút nhiều khách nhất, chủ yếu là khách Trung Quốc.
Hiện tại, các cửa khẩu quốc tế hầu hết chưa đáp ứng được yêu cầu đón khách do địa điểm chật hẹp, không đủ chỗ cho lượng lớn khách chờ làm thủ tục cùng lúc. Hơn nữa, các trang thiết bị phục vụ làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan cho hành khách và hành lý chưa được hiện đại hóa, do đó, khi lượng khách du lịch qua đường biên giới đông vào dịp Tết, ngày nghỉ, ngày lễ thì việc làm thủ tục qua cửa khẩu sẽ rất chậm.
Bên cạnh đó, tuy một số cặp cửa khẩu của Việt Nam và nước bạn đã ký kết văn bản hợp tác kiểm tra hải quan “một cửa, một điểm dừng” nhưng chưa thể triển khai do một số cửa khẩu nước bạn chưa sẵn sàng về kết cấu hạ tầng, trang thiết bị.
Đó là chưa kể trong mùa mưa lũ, nhiều đoạn đường khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung thường sạt lở, ngập lụt ,gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển du lịch.
Hiện tại, công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng, quản lý tài nguyên du lịch ở nhiều tỉnh biên giới còn hạn chế. Các ấn phẩm quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch của nhiều địa phương không có nhiều, nhất là ấn phẩm bằng tiếng Anh, một số tỉnh thậm chí chưa có trang thông tin điện tử giới thiệu du lịch địa phương trên mạng internet. Nhiều dự án thủy điện đang tác động xấu tới môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch và đe dọa môi trường sống của người dân cần được nghiêm túc chấn chỉnh.
Phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường khẳng định Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển du lịch vùng biên giới, nhất là qua cửa khẩu đường bộ, nhưng thực sự vẫn còn rất nhiều khó khăn cần khắc phục để có thể phát triển loại hình du lịch này thành mũi nhọn trong tương lai.
Thúc đẩy du lịch biên giới là yêu cầu bức thiết, không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh vùng biên, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Tuy nhiên, phát triển du lịch tại vùng biên này gắn với cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân vùng sâu, vùng xa ,đồng thời gìn giữ được bản sắc văn hóa đa dạng, hấp dẫn của các dân tộc ít người nơi đây.
Chủ trương của Tổng cục Du lịch trong thời gian tới trong vấn đề này là du lịch vùng biên phải gắn với củng cố an ninh quốc phòng, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an toàn xã hội khu vực biên giới. Các tỉnh vùng biên cần chủ động kêu gọi đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Theo đó, các tỉnh biên giới cần năng động hơn nữa trong việc liên kết với các nước bạn để xây dựng chương trình du lịch liên quốc gia, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ.
Ngoài các yếu tố đầu tư về đường giao thông, cơ sở lưu trú, chỉnh trang cửa khẩu, hoàn thiện chính sách, quảng bá xúc tiến thì đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch biên giới chuyên nghiệp cũng được coi là việc làm cần thiết tại các địa phương vùng biên./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Các bệnh viện tại thành phố Cologne của Đức đang tìm cách giành giật bệnh nhân nước ngoài và vì mục đích đó, họ không ngại đưa ra những biện pháp “lạ”, chẳng hạn như người bệnh cùng với gia đình được mời chào một chương trình giải trí hấp dẫn, trong đó có việc thăm viện bảo tàng và siêu thị.
Theo Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), Việt Nam hiện chưa có đội tàu khách du lịch đạt chuẩn quốc tế (về an toàn hàng hải, dịch vụ trên tàu và đội ngũ thuyền viên chuyên nghiệp) hoạt động cận duyên, thực hiện các chương trình du lịch dài ngày cho du khách muốn khám phá dọc bờ biển Việt Nam.
Hai chú gấu trúc khổng lồ là Wang Wang và Funi sẽ kiếm được 600 triệu AUD (tương đương 555 triệu USD) cho bang Nam Australia trong vòng 10 năm tới, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố Adelaide thuộc tiểu bang này.
Chương trình áp dụng trong 2 ngày 23 và 24.11.2009 khi chủ thẻ đa năng Đông Á đặt vé qua website www.airasia.com và chọn phương thức thanh toán bằng cổng VNDebitOnline cho các chuyến bay từ ngày 11.1.2010 đến 30.4.2010. Cụ thể, giá vé một chiều chuyến bay TP.HCM-Kuala Lumpur và TP.HCM-Bangkok là 25 USD, TP.HCM-Jarkata là 35 USD, TP.HCM-Phuket là 20 USD.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”