Quang cảnh Giải đua ghe ngo truyền thống ở Lễ hội Óoc Om Bóc, tỉnh Sóc Trăng 2010. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Theo Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, du lịch khu vực này đã hấp dẫn hơn đối với du khách thể hiện bằng số du khách năm nay ước trên 19 triệu lượt người, tăng gần 12% so với năm 2009; trong đó có 1,46 triệu khách nước ngoài, tăng gần 20%.
Các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và thành phố Cần Thơ dẫn đầu toàn khu vực về số lượng du khách.
Trên cơ sở đề án phát triển du lịch vùng đến năm 2020 do Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch ban hành, các tỉnh tăng cường liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch qua hội thảo, hội nghị chuyên đề, tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
Từng bước, các tỉnh liên kết đào tạo nhân lực với hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo dài hạn, trung hạn. Tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ của đội ngũ nhân viên được nâng lên.
Các tỉnh như Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang phát triển mạnh loại hình du lịch sông nước, thương mại, lễ hội, nghỉ dưỡng biển cao cấp. Còn các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng mở rộng loại hình tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa dân tộc Khmer.
Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh phát triển du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quan làng nghề, di tích lịch sử cách mạng. Tỉnh Long An, Đồng Tháp mở rộng du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước Đồng Tháp Mười.
Các lễ hội Vía bà Chúa Xứ ở An Giang, lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang, lễ hội Nghinh Ông ở Trà Vinh, đua ghe Ngo ở Sóc Trăng được nâng cấp với quy mô hoành tráng hơn, tạo ấn tượng tốt hơn.
Các tỉnh cũng phát triển các sản phẩm đặc thù, có chất lượng cao của từng địa phương như trái cây, khô, mắm, bánh, kẹo, đường thốt nốt, cá đồng, cá biển… song song với đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng chất lượng cao tại các khu du lịch ở Cần Thơ, Châu Đốc, Rạch Giá, Phú Quốc; nâng cấp các sân bay ở Phú Quốc, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau và mở thêm các chuyến bay từ Cần Thơ đến Phú Quốc.
Ngành du lịch khôi phục, mở rộng các lễ hội truyền thống của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm; thực hiện tốt hơn việc quảng bá xúc tiến du lịch, từng bước xây dựng hình ảnh du lịch Đồng bằng sông Cửu Long thống nhất, hấp dẫn đồng thời mở thêm một số khu du lịch tổng hợp, cơ sở giải trí, nghỉ dưỡng chất lượng cao và các dịch vụ bổ sung đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Riêng thành phố Cần Thơ, đầu tư lớn nâng cấp các khu du lịch chủ lực gồm cồn Ấu, cồn Khương, Thủy Tiên, Phù Sa, Ba Láng, làng du lịch Mỹ Khánh ở huyện Phong Điền; vườn cò Bằng Lăng ở huyện Thốt Nốt.
Trong thời gian tới, Đồng bằng sông Cửu Long hình thành trung tâm xúc tiến, quảng bá du lịch chung cho cả vùng; lập trang web nhằm mở rộng thông tin du lịch; đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ.
Đặc biệt, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sẽ được xây dựng và phát triển thành thành phố du lịch biển đảo, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp quốc tế
Đồng thời, tại huyện đảo này sẽ được bổ sung các tổ hợp dịch vụ du lịch giải trí cao cấp, các khách sạn 5-7 sao, casino, trung tâm mua sắm, trung tâm hội nghị, triển lãm, trung tâm đào tạo chuyên đề, nghiên cứu khoa học công nghệ tầm cỡ quốc gia và quốc tế và các khu phi thuế quan của cảng hàng không và cảng biển, các làng nghề, trung tâm sản xuẩt nông nghiệp công nghệ cao phục vụ phát triển du lịch./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý về nguyên tắc việc tổ chức Năm du lịch quốc gia tại một số địa phương giai đoạn 2012-2017 như đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngày 22/11, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khẳng định ngành du lịch và lữ hành hiện đã trở thành một trong những ngành lớn nhất và năng động nhất của nền kinh tế toàn cầu.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, lượng khách đi du lịch vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch năm nay tăng hơn so với năm 2009. Tour du lịch dịp Tết Âm lịch cũng hứa hẹn không kém.
Ngày 21/11, tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo liên kết phát triển du lịch "Về nguồn Việt Bắc."
Mùa Giáng sinh và Tết Dương lịch năm nay đều rơi vào ngày nghỉ cuối tuần. Do đó, các công ty lữ hành đã giới thiệu nhiều chương trình hấp dẫn để cho khách lựa chọn, đăng ký sớm.
Tuần qua là một dấu mốc thật đáng nhớ khi chứng kiến sự khánh thành của những khách sạn mới ở New York, Mỹ và sự hoạt động trở lại của các hệ thống khách sạn khác ở Australia và Thụy Điển.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”