Nghệ An xác định phát triển du lịch biển, đảo trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển và ven biển, thực hiện phát triển du lịch biển gắn với bảo vệ biển, trước hết là bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo đó, cùng với việc tập trung ưu tiên đầu tư 20 dự án với tổng mức đầu tư 9.565 tỷ đồng giai đoạn từ nay đến năm 2020, các cấp, các ngành không ngừng kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và nguồn lợi biển; thực hiện triệt để việc đánh giá tác động môi trường và xây dựng các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn đối với các dự án đầu tư mới.
Tỉnh giảm thiểu tối đa việc thải chất thải vào môi trường; kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất chế biến, nước thải từ ruộng đồng, từ làng nghề, nước thải sinh hoạt… chảy vào các dòng sông, nhất là hệ thống sông ngòi đổ trực tiếp ra biển.
Hiện Nghệ An đang hoàn thành di chuyển những nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị để tập trung vào các khu, cụm công nghiệp.
Thực hiện chủ trương phát triển du lịch biển gắn với bảo vệ biển, các ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cùng chính quyền địa phương ven biển như các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh chủ động phối hợp với các lực lượng quân đội, công an, bộ đội biên phòng bảo vệ không gian, ngư trường, tài nguyên biển.
Hành động này nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn các hoạt động lấn chiếm, xâm phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước.
Công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch biển, đảo cũng được chú trọng. Tại các địa phương ven biển tổ chức các đội cứu hộ với đầy đủ phương tiện cứu hộ trên biển; thường xuyên tuần tra, canh gác 24/24h nhất là thời kỳ cao điểm, đồng thời kiểm tra nghiêm ngặt các phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường thuỷ.
Thời gian qua, một số địa phương như thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò đã ban hành quy định về bảo vệ môi trường; xây dựng được nhiều mô hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường ở các xã, phường, vận động nhân dân không đổ rác, phế thải ra đường, nơi công cộng, thành lập tổ thu gom rác tại cụm dân cư, thực hiện tốt công tác tổng dọn vệ sinh môi trường đảm bảo không để rác tồn đọng trên các trục đường, khu dân cư, khu vực công cộng và dọc bãi biển.
Tranh thủ nguồn đầu tư từ dự án của nước ngoài, các địa phương đã thực hiện các dự án bảo vệ môi trường như dự án thoát nước thải, dự án nâng cấp nhà máy nước, dự án cải thiện công tác quản lý chất thải rắn…/.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Từ đầu mùa du lịch đến nay, thành phố Nha Trang đã đón hơn 658.000 lượt khách, cộng với tình trạng cắt điện thường xuyên đã khiến lượng người đổ về dọc bờ biển thành phố tăng mạnh.
Hội nghị Hội đồng chấp hành (EC) lần thứ 88 Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), vừa kết thúc ngày 10/6 tại Argentina, khẳng định ngành du lịch thế giới phải cải tổ mạnh mẽ mới có thể ứng phó hiệu quả với những thách thức toàn cầu hiện nay và trong tương lai.
Ngày 3-6, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có văn bản đề nghị Sở VH-TT-DL các địa phương và doanh nghiệp lữ hành quốc tế phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hoạt động kinh doanh du lịch trái phép theo dạng “đa cấp” của các công ty du lịch. Đây là loại hình kinh doanh du lịch trái phép, có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người cả tin, gây mất an ninh trong hoạt động du lịch.
Theo Sở VHTT-DL TP Đà Nẵng, sau một thời gian phát động chương trình bán hàng giảm giá kích cầu du lịch năm 2010 với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến của bạn”, đến nay đã có 29 đơn vị đăng ký tham gia.
“Giải vô địch thế giới ăn Poutine” là cuộc thi hàng năm dành cho những người “nhanh tay, nhanh miệng”. Năm nay, cuộc thi diễn ra tại Toronto, Canada.
Huyện La Loma thuộc thành phố Quezon, Philippines, không chỉ nổi tiếng với món lợn quay mà còn được biết đến với lễ hội Parade of the Lechon. Vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng năm, những chú lợn quay mặc trang phục sẽ xuất hiện trên khắp đường phố.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”