Mức tăng trưởng của du lịch thế giới đã giảm 2% trong năm 2008 và sẽ quay lại con số 0 trong năm 2009. Theo nhận định của Bộ VH- TT&DL, sự suy giảm kinh tế, tính không ổn định của thị trường, xu hướng thắt chặt tiêu dùng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng du lịch, ít nhất trong giai đoạn ngắn hạn cho đến trung hạn. Tình hình sẽ còn diễn biến phức tạp ít nhất là trong 6 tháng đầu năm 2009 và sẽ dần khôi phục trong những tháng cuối năm, nhưng mức tăng trưởng được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo cũng chỉ đạt 2% là cùng.
Lượng khách quốc tế đến Việt
Những nỗ lực riêng lẻ...
Không đợi đến khi có lời kêu gọi hành động, vì lợi ích sống còn của mình, một số ngành, công ty lữ hành hay các khách sạn đã có những biện pháp phản ứng tức thời trước các động thái nguy hiểm của thị trường. Bà Đỗ Thị Hồng Xoan - Vụ trưởng Vụ Khách sạn (TCDL) cho biết: "Hiện nay các khách sạn cao sao đã đồng loạt giảm giá 20- 30%". Hầu hết các cơ sở lưu trú đã chủ động giảm giá buồng phòng cũng như giá các dịch vụ, tổ chức hoạt động khuyến mãi ẩm thực, cung cấp một số dịch vụ miễn phí. Một số cơ sở nhỏ đã chuyển hướng sang cho thuê nhà ở, văn phòng… Tuy nhiên, công suất sử dụng nói chung vẫn giảm so với năm 2007.
Đại diện của khách sạn Majestic cho biết: "Tuy chi phí đã cao hơn rất nhiều nhưng vào thời điểm này chẳng doanh nghiệp nào lại điên rồ đi tăng giá". Riêng tại khách sạn Majestic, giá phòng trung bình đã giảm xuống còn 160 USD mà các hãng du lịch vẫn yêu cầu giảm tiếp xuống còn 120 USD. Với phương châm "có một đồng còn hơn không có đồng nào", các khách sạn đã cố gắng tối đa để có thể giảm giá thành, nhiều khách sạn đã yêu cầu nhân viên nghỉ phép 2-3 ngày/tuần với mục đích giảm chi phí. Tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc khách sạn Majestic, các doanh nghiệp đều biết phải làm gì song nếu không có sự hợp tác giữa các ngành, các đơn vị cùng các giải pháp đồng bộ thì "mèo lại hoàn mèo" mà thôi.
Trong một hội nghị bàn về các giải pháp cấp bách cho ngành du lịch, có một tín hiệu rất đáng mừng là có sự hiện diện của Tổng Công ty Hàng không Việt
Chương trình "100 sản phẩm"
Một đại diện của ngành du lịch khẳng định rằng: Việc phải làm gì và làm như thế nào thì ai cũng biết rồi, cũng nói hết rồi, thế nhưng điều quan trọng nhất là bắt tay vào làm thì vẫn còn rất yếu.
Điều mà ngành du lịch đang rất cần lúc này là một "chương trình hành động quốc gia" cụ thể và kịp thời. Những giải pháp cụ thể mà Tổng cục Du lịch đưa ra để cứu vãn thị trường là những chương trình khuyến mãi sâu rộng trọn gói trên cơ sở xây dựng mối quan hệ giữa các nhà vận chuyển, khách sạn và lữ hành. Chương trình này, dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6-2009, sẽ lựa chọn khoảng 100 sản phẩm du lịch trên cả nước với giá khuyến mãi, giảm khoảng 30-50% so với giá thường. Đối tượng tập trung của chương trình là các thị trường châu Âu, Nhật, Hàn Quốc... Ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành cho biết, hiện các công ty du lịch được đề nghị tham gia chương trình đã đồng ý và việc thỏa thuận với các công ty lữ hành đang được Tổng cục Du lịch xúc tiến trong vòng tháng 12.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành du lịch đã có một số kiến nghị trình Chính phủ như: giảm thuế VAT cho các doanh nghiệp; cho phép phương tiện lưu thông đường bộ của nước ngoài được vào Việt
Bên cạnh những khó khăn vẫn còn có những cơ hội mà nếu không nắm bắt kịp thời sẽ không bao giờtrở lại. Điều quan trọng là, như kết luận của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL: "Không còn thời gian để nói nhiều. Chúng ta đều biết phải làm như thế nào rồi. Phải hành động ngay!".
( Theo báo Hà Nội mới)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com