Hiện Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã và đang xúc tiến xây dựng một "bộ công cụ" nhận dạng Thương hiệu "Biển Việt Nam" bao gồm biểu trưng, giấy chứng nhận xanh, các tiêu chí nhận dạng cho các loại thương hiệu cấp quốc gia kiểu như các "ISO thương hiệu biển."
Với đặc trưng cơ bản chiếm tới 3/4 lãnh thổ Việt Nam, biển không những là hình ảnh tiêu biểu của Tổ quốc, mà còn phải trở thành một thương hiệu quốc gia "Biển Việt Nam" trong tương lai gần, là công cụ để liên kết tiềm năng, khai thác lợi thế của các vùng biển, tạo nên động lực cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
Ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng phát triển thương hiệu "Biển Việt Nam" không chỉ là phương thức thu hút đầu tư và hợp tác phát triển kinh tế biển, mà còn là yếu tố đòn bẩy giúp các địa phương dễ dàng tiếp cận với thế giới bên ngoài trong thời hội nhập, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, để Việt Nam "trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển" với 3 tiêu chí nền kinh tế biển hiệu quả và bền vững, nền khoa học-công nghệ biển hiện đại và phương thức quản lý biển tổng hợp và thống nhất.
Thông qua hai diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam được tổ chức năm 2009 và 2010 vừa qua, các đại biểu đều thống nhất cho rằng quốc gia biển phải có công dân biển, quốc gia biển phải có thương hiệu biển. Theo đó, thương hiệu biển Việt Nam chính là sự hòa quyện giữa con người và các "sản phẩm" biển, như hình ảnh các vùng ven biển, từng hòn đảo, các khu du lịch, sản phẩm ngành hàng, sản phẩm của các doanh nghiệp...
Đặc biệt, hình ảnh các vùng bờ biển Việt Nam với các cảng nước sâu và khu kinh tế biển là hai yếu tố gắn kết trong tạo dựng thương hiệu của một vùng bờ biển nhất định, hiện có đến 50% các đô thị ven biển Việt Nam chứa đựng cả hai yếu tố quan trọng này./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam khẳng định nếu không đầu tư mạnh mẽ hơn cho hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thì du lịch Việt Nam khó đạt được mục tiêu mong đợi.
Công ty cổ phần Hàng không Mê Kông (Air Mekong) ngày 10-2 đã công bố sẽ mở đường bay thẳng Hà Nội-Phú Quốc (Kiên Giang) kể từ ngày 28-4. Hãng sử dụng máy bay phản lực Bombardier CRJ 900 (90 chỗ) cho đường bay này.
Slogan “Sự khác biệt Á Đông” (tiếng Anh: "A Different Orient") cùng biểu tượng ngôi sao với 5 sắc màu đã chính thức được chọn là tiêu đề- biểu tượng mới của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Nghệ An là địa phương có tiềm năng du lịch lớn với những địa danh nổi tiếng như Khu di tích Kim Liên, Quảng trường Hồ Chí Minh, bãi tắm Cửa Lò, đền Cuông, vườn quốc gia Pù Mát… Năm 2010, ngành du lịch Nghệ An đã thu hút hơn 2,7 triệu du khách, tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt hơn 1.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch toàn cầu năm 2010 được đánh giá là "được mùa" và xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm nay.
Năm 2011, Bình Định đã xây dựng chương trình hành động phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch. Nguồn vốn huy động dành cho phát triển du lịch trong giai đoạn này khoảng trên 7.000 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước trên 1.067 tỷ đồng và vốn của các doanh nghiệp đầu tư trên 5.923 tỷ đồng.
Thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán 2011 dài nên lượng khách du lịch trong nước và quốc tế có xu hướng tăng mạnh. Vì vậy, Tổng cục Du lịch đã triển khai kế hoạch phục vụ tốt du khách, tránh tình trạng tùy tiện tăng giá, ép khách gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Việt Nam.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”