Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, một trong những nét đặc biệt của ẩm thực Ma-rốc chắc chắn là gia vị và mùi vị quyến rũ mà nó tạo ra cho các món ăn nước này.
Các loại gia vị được sử dụng trong bếp ăn Ma-rốc đều rất tự nhiên và đa dạng về màu sắc, có nguồn gốc lịch sử nhập khẩu từ bán đảo A-rập. Người ta nói rằng ở Ma-rốc các đồ gia vị không được sử dụng để che lấp mùi vị thức ăn mà để làm phong phú hơn mùi vị.
Các đồ gia vị có thể dễ dàng tìm thấy trong các chợ địa phương, tại một số cửa hàng chuyên doanh những sản phẩm này.
Nghệ là một loại gia vị đắt đỏ, được bán trong những túi plastic nhỏ. Nghệ còn được sử dụng như một chất tạo màu món ăn.
Rau mùi được thêm vào gần như tất cả các món ăn của Ma-rốc như thịt, gà… Đó là một trong những gia vị có mùi thơm nhất.
Quế cũng là một loại gia vị được dùng nhiều trong sản xuất hương thỏi (để đốt cho thơm), làm món cútxcút và các món tráng miệng.
Gừng được sử dụng dưới dạng bột và thường kết hợp với nghệ trong các món ăn có thịt. Ngoài ra còn nhiều loại gia vị khác nữa như hạt tiêu. Các loại gia vị này được tiêu thụ hàng ngày, đặc biệt trong tháng Ramadan.
Tháng nhịn ăn ban ngày Ramadan tại Ma-rốc thường rơi vào tháng 9 hoặc 10 hàng năm. Trong thời gian diễn ra Ramadan, gần như toàn bộ người dân Ma-rốc theo đạo Hồi (chiếm tới 99%) sẽ nhịn ăn, uống, hút thuốc từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Buổi tối là lúc người dân ăn uống nhiều nhất, vì vậy lượng thực phẩm tiêu dùng trong tháng này thường gấp 4, 5 lần những tháng khác. Việc tiêu thụ gia vị sẽ tăng kể cả gia vị dạng hạt hay dạng bột. Gia vị được đóng gói chiếm một vị trí quan trọng mặc dù một bộ phận lớn người tiêu dùng, chủ yếu ở nông thôn, thậm chí cả người dân thành thị vẫn thích những sản phẩm bán không có bao gói.
Năm 2006, Ma-rốc đã nhập 16 triệu USD gồm các mặt hàng hạt tiêu, rau thìa là, gừng, quế và nghệ trong đó có 284.500 USD hạt tiêu Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tai Ma-rốc giới thiệu một số thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư muốn xâm nhập thị trường này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, với doanh thu trên 60 tỷ đi-ham, lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản của Ma-rốc là một trong những cột trụ của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, tỷ trọng của nó trong GDP vẫn còn thấp so với các nước tiên tiến, chỉ chiếm 4,4% so với mức bình quân 15% trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, một trong những nét đặc biệt của ẩm thực Ma-rốc chắc chắn là gia vị và mùi vị quyến rũ mà nó tạo ra cho các món ăn nước này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc có những mỏ phốt phát lớn nhất thế giới, nằm ở Khouribga, Benguerir và Bu Cra phía Tây Xahara chiếm ¾ trữ lượng thế giới (37 tỷ m3). Đây là quốc gia sản xuất phốt phát lớn thứ 2 thế giới (sau Hoa Kỳ - năm 2005) và là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm này với khối lượng khoảng 30 triệu tấn, doanh thu xuất khẩu trung bình đạt trên 900 triệu USD/năm, chiếm 33,3% thị phần quốc tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, bạn hàng lớn nhất của Ma-rốc là các nước EU, thường xuyên chiếm đến trên 2/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Ma-rốc, trong đó riêng buôn bán với Pháp đã chiếm tỷ trọng trên 30%. Các đối tác thương mại lớn khác là Mỹ và châu Á.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, trong mấy năm gần đây, kinh tế Ma-rốc cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ: ổn định vĩ mô được giữ vững, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, dự trữ ngoại hối khá cao, nợ nước ngoài giảm… Cải cách kinh tế mà Chính phủ Ma-rốc đã và đang tiến hành thu được nhiều tiến bộ.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, để hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới, Ma-rốc đã thông qua chính sách tự do hoá nền kinh tế dựa trên sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân, sự minh bạch hoá, tôn trọng Nhà nước pháp quyền và mở cửa ra thế giới bên ngoài.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế trên thế giới, là một trong những thành viên sáng lập WTO.