Nguồn tin Thương vụ Việt Nam tai Ma-rốc cho biết, lĩnh vực đá kích thước lớn tại Ma-rốc có rất nhiều tiềm năng phát triển.
Ma-rốc có các mỏ đá lớn chưa được khai thác, nằm trong các vùng Sefrou, Khénifra, Taroudant, Oued Zem, Tiflet, Benslimane, Erfoud và Tata. Việc khai thác và đầu tư vào các mỏ đá đã tăng từ 10 mỏ vào năm 1980 lên 72 mỏ năm 2003 rồi trên 100 mỏ năm 2005. Đá hoa (đá cẩm thạch) của Ma-rốc có tới 54 màu sắc khác nhau trong đó một số màu chỉ duy nhất có tại nước này như đá hoa (đá cẩm thạch) màu hồng và màu be.
Mặc dù vậy, lĩnh vực khai thác đá của Ma-rốc vẫn còn nhiều bất cập nhất là phương pháp khai thác và những quy định liên quan. Cách thức khai thác đá ở đây đã lỗi thời, thủ tục hành chính phức tạp: giấy phép khai thác các mỏ đá cẩm thạch bị hạn chế về mặt thời gian và mỗi khi gia hạn, người khai thác lại phải làm việc với rất nhiều cơ quan (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nước, rừng, trang thiết bị, nông nghiệp và môi trường). Ngoài ra, thuế quan xuất cảng cao cũng cản trở hoạt động xuất khẩu đá trong nước. Tình trạng này có thể dẫn đến việc các nhà sản xuất chỉ xuất khẩu đá hoa dạng khối.
Muốn phát triển lĩnh vực này đòi hỏi những khoản đầu tư lớn và có những biện pháp mới trong khuyến khích cũng như cấp giấy phép khai thác. Ngoài ra, Ma-rốc cũng kêu gọi đầu tư trong việc tăng giá trị sản phẩm đá hoa (cắt, đánh bóng, sản xuất gạch vuông…).
Việc xuất khẩu đã hoa của Ma-rốc tăng liên tục từ năm 2000, đạt 12,5 triệu USD năm 2005 trong khi năm 2004 con số này là 8,5 triệu USD, mức tăng trưởng 47% mỗi năm. Những khách hàng chính của Ma-rốc chuyên mua đá hoa và travectin là Hi Lạp (51%), Italia (36%), Tây Ban Nha (23%), Bồ Đào Nha (15%) và Pháp (8%).
Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã nhập khẩu đá cẩm thạch từ Ma-rốc để phục vụ xây dựng, với giá trị không lớn: 31.000 USD năm 2003, 61.000 USD năm 2004 và 45.000 USD năm 2005 (số liệu của Hải quan Việt Nam)
Thương vụ Việt Nam tai Ma-rốc giới thiệu một số thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư muốn xâm nhập thị trường này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, với doanh thu trên 60 tỷ đi-ham, lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản của Ma-rốc là một trong những cột trụ của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, tỷ trọng của nó trong GDP vẫn còn thấp so với các nước tiên tiến, chỉ chiếm 4,4% so với mức bình quân 15% trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, một trong những nét đặc biệt của ẩm thực Ma-rốc chắc chắn là gia vị và mùi vị quyến rũ mà nó tạo ra cho các món ăn nước này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc có những mỏ phốt phát lớn nhất thế giới, nằm ở Khouribga, Benguerir và Bu Cra phía Tây Xahara chiếm ¾ trữ lượng thế giới (37 tỷ m3). Đây là quốc gia sản xuất phốt phát lớn thứ 2 thế giới (sau Hoa Kỳ - năm 2005) và là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm này với khối lượng khoảng 30 triệu tấn, doanh thu xuất khẩu trung bình đạt trên 900 triệu USD/năm, chiếm 33,3% thị phần quốc tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, bạn hàng lớn nhất của Ma-rốc là các nước EU, thường xuyên chiếm đến trên 2/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Ma-rốc, trong đó riêng buôn bán với Pháp đã chiếm tỷ trọng trên 30%. Các đối tác thương mại lớn khác là Mỹ và châu Á.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, trong mấy năm gần đây, kinh tế Ma-rốc cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ: ổn định vĩ mô được giữ vững, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, dự trữ ngoại hối khá cao, nợ nước ngoài giảm… Cải cách kinh tế mà Chính phủ Ma-rốc đã và đang tiến hành thu được nhiều tiến bộ.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, để hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới, Ma-rốc đã thông qua chính sách tự do hoá nền kinh tế dựa trên sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân, sự minh bạch hoá, tôn trọng Nhà nước pháp quyền và mở cửa ra thế giới bên ngoài.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế trên thế giới, là một trong những thành viên sáng lập WTO.