Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc có những mỏ phốt phát lớn nhất thế giới, nằm ở Khouribga, Benguerir và Bu Cra phía Tây Xahara chiếm ¾ trữ lượng thế giới (37 tỷ m3). Đây là quốc gia sản xuất phốt phát lớn thứ 2 thế giới (sau Hoa Kỳ - năm 2005) và là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm này với khối lượng khoảng 30 triệu tấn, doanh thu xuất khẩu trung bình đạt trên 900 triệu USD/năm, chiếm 33,3% thị phần quốc tế.
Tập đoàn phốt phát Ma-rốc ( Office Chérichien des Phosphates-CPP) là công ty xuất khẩu phốt phát đứng đầu thế giới (33,3% thị phần). Tập đoàn này dự kiến sẽ tăng 4,3% khối lượng xuất khẩu bằng cách tăng 4,6% xuất khẩu quặng phốt phát và 4% sản phẩm từ phốt phát.
Theo ông Terrab, Chủ tịch-Tổng giám đốc tập đoàn OCP thì xu hướng thuận lợi của thị trường thế giới năm 2005, 2006 vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2007, do vậy giá phốt phát sẽ tăng.
Ban đầu việc khai thác phốt phát của Ma-rốc thuộc độc quyền quản lý của Nhà nước, giao cho một cơ quan là Cục quản lý phốt phát (OCP) thành lập tháng 3/1921. OCP đã trở thành tập đoàn vào năm 1975. Ngày 1/3/1921, hoạt động khai thác và chế biến phốt phát đã bắt đầu tại Boujniba, thuộc vùng Khouribga. Các mỏ phốt phát canxi của Ma-rốc nằm ở Khouribga, Benguerir và Bu Cra phía Tây Xahara.
Năm 1965, với việc đưa vào sử dụng nhà máy hoá chất Ma-rốc Chimie tại TP Safi, tập đoàn OCP lại trở thành nhà xuất khẩu các sản phẩm sản xuất từ phốt phát (chất dẫn xuất). Năm 1998, tập đoàn này đã bước qua một giai đoạn mới khi tiến hành sản xuất và xuất khẩu axít phốtphorích đã tinh lọc. Song song với đó, OCP thiết lập quan hệ với nhiều đối tác trong và ngoài nước như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Braxin và Pakistan.
Tập đoàn OCP khai thác phốt phát thô dưới lòng đất nhờ những xưởng lộ thiên hoặc những mỏ ngầm. Sau đó quặng được tách đá và sàng rồi đem xấy hoặc nung khô. Đôi khi, người ta đem rửa hoặc tuyển nổi để tăng hàm lượng phốt pho.
Một nửa số quặng được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu sang khoảng 40 nước trên thế giới. Nửa còn lại được giao cho các khu liên hợp hoá chất thuộc tập đoàn để chế biến thành các sản phẩm dẫn xuất cũng dùng để bán như axít phốtphorich cơ bản, axít phốtphorich đã lọc, phân bón ở thể rắn. Phần lớn các loại phân bón này trong đó chủ yếu là DAP lại được đem xuất khẩu. Phần còn lại bán cho các khách hàng địa phương đáp ứng toàn bộ nhu cầu thị trường trong nước. Hoạt động sản xuất này được thực hiện tại hai nơi là Safi và Jorf Lasfar.
Hiện nay, hầu hết các đơn vị sản xuất axít phốtphorích thuộc tập đoàn OCP đang được nâng cấp nhằm tăng năng lực sản xuất.
Năm 2006, xuất khẩu phốt phát và các sản phẩm từ phốt phát của Ma-rốc tăng 11,6% đạt 2,1 tỷ USD (chiếm 16,4% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, năm 2005 tỷ trọng này là 16,3%).
Năm 1999, Việt Nam nhập khẩu gần 2 triệu USD phốt phát của Ma-rốc nhưng mấy năm gần đây do chi phí cao nên các công ty Việt Nam quay sang mua phốtphát từ những nước trong khu vực Đông Nam Á.
Thương vụ Việt Nam tai Ma-rốc giới thiệu một số thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư muốn xâm nhập thị trường này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, với doanh thu trên 60 tỷ đi-ham, lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản của Ma-rốc là một trong những cột trụ của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, tỷ trọng của nó trong GDP vẫn còn thấp so với các nước tiên tiến, chỉ chiếm 4,4% so với mức bình quân 15% trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, một trong những nét đặc biệt của ẩm thực Ma-rốc chắc chắn là gia vị và mùi vị quyến rũ mà nó tạo ra cho các món ăn nước này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc có những mỏ phốt phát lớn nhất thế giới, nằm ở Khouribga, Benguerir và Bu Cra phía Tây Xahara chiếm ¾ trữ lượng thế giới (37 tỷ m3). Đây là quốc gia sản xuất phốt phát lớn thứ 2 thế giới (sau Hoa Kỳ - năm 2005) và là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm này với khối lượng khoảng 30 triệu tấn, doanh thu xuất khẩu trung bình đạt trên 900 triệu USD/năm, chiếm 33,3% thị phần quốc tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, bạn hàng lớn nhất của Ma-rốc là các nước EU, thường xuyên chiếm đến trên 2/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Ma-rốc, trong đó riêng buôn bán với Pháp đã chiếm tỷ trọng trên 30%. Các đối tác thương mại lớn khác là Mỹ và châu Á.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, trong mấy năm gần đây, kinh tế Ma-rốc cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ: ổn định vĩ mô được giữ vững, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, dự trữ ngoại hối khá cao, nợ nước ngoài giảm… Cải cách kinh tế mà Chính phủ Ma-rốc đã và đang tiến hành thu được nhiều tiến bộ.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, để hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới, Ma-rốc đã thông qua chính sách tự do hoá nền kinh tế dựa trên sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân, sự minh bạch hoá, tôn trọng Nhà nước pháp quyền và mở cửa ra thế giới bên ngoài.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế trên thế giới, là một trong những thành viên sáng lập WTO.