Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc giới thiệu các thông tin về cơ hội kinh doanh và đầu tư vào thị trường tiềm năng này.
a) Tiềm năng:
Với bờ biển dài 3500 km, nổi tiếng là một trong những bờ biển có nhiều cá nhất trên thế giới và diện tích mặt biển khoảng 1,2 triệu km2, Ma-rốc có tiềm năng
đánh bắt cá được FAO ước tính gần 1,5 triệu tấn và hàng năm có thể tái tạo được. Ma-rốc vẫn là nhà sản xuất hàng đầu về cá ở châu Phi chiếm 1,2% sản lượng cá thế giới và đứng hàng thứ 25 trên thế giới trong lĩnh vực này. Sản lượng này chủ yếu nhờ vào việc đánh bắt loài cá duy nhất, cá xác-đin. Ma-rốc vùa là nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Lĩnh vực đánh bắt đóng góp gần 2,5% GDP quốc gia và 56% giá trị kim ngạch xuất khẩu thực phẩm, sử dụng gần 450.000 người trong đó có 152.000 thuỷ thủ. Sản lượng đánh bắt cá trong vòng 5 năm qua lên tới trên 900.000 tấn với tổng trị giá 4,5 tỷ DH (500 triệu USD) vào năm 2004.
Ma-rốc có 9 cảng đánh bắt, 11 cảng thương mại bao gồm hoạt động đánh bắt, 30 điểm neo đậu được quy hoạch và 9 làng chài. Ngành đánh bắt thủ công có 17.676 tàu và trên 1/3 tập trung tại vùng Dakhla. Năm 2004, tổng số nhân công trong ngành đánh bắt ven biển là 2495 người. Đội tàu phục vụ hoạt động đánh bắt gồm 544 tàu câu giăng, 504 tàu kéo lưới và 497 tàu đánh bắt cá xác-đin. Đội tàu đánh bắt ngoài khơi gồm 293 tàu đánh bắt bạch tuộc và mực và 57 tàu đánh bắt tôm.
b/ Tiêu thụ và sản xuất:
*Việc tiêu thụ trong nước vẫn còn thấp:
Thị trường cá tươi trong nước vẫn do ngành đánh bắt ven bờ và trong một phạm vi hẹp hơn là ngành đánh bắt thủ công cung cấp. Mặc dù giàu tiềm năng về cá, Ma-rốc vẫn là một trong những nước có mức tiêu thụ thấp nhất, không
quá 9,5 kg cá/đầu người/năm trong khi mức trung bình trên thế giới là 16 kg.
*Sản lượng cá chủ yếu từ nguồn đánh bắt ven bờ:
Năm 2004, sản lượng cá cả nước đã lên tới 907628 tấn, đạt giá trị 4,5 tỷ DH (khoảng 500 triệu USD).
Trong quá khứ, sản lượng đánh bắt cá vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngành đánh bắt ven biển, đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp trên 3% tổng sản lượng. Việc đánh bắt chủ yếu thực hiện ở Đại Tây Dương và 97% lượng cá đánh bắt được chuyển vào bờ, nhất là tại các cảng Laâyoune, Tan Tan và Agadir. Bờ biển Địa Trung Hải chỉ đóng vai trò không đáng kể với lượng đánh bắt chủ yếu đổ tại các cảng Nador và Al Hoceima chiếm chưa đến 3% tổng số.
*Phân chia sản lượng theo loài cá:
Theo báo cáo gần đây nhất do Cơ quan đánh bắt cá quốc gia Ma-rốc thực hiện trong 8 tháng đầu năm 2005, cá đánh bắt ngoài khơi chiếm 86% sản lượng
đánh bắt ven biển và thủ công nhưng chỉ chiếm 37% giá trị với giá trung bình 199 USD/tấn, giống như trong năm 2004.
Mặc dù tỷ trọng thấp chỉ chiếm 10% tổng số đánh bắt ven biển và thủ công nhưng cá thịt trắng đã đóng góp 31% tổng giá trị, với giá trung bình 1426 USD/tấn. Bạch tuộc, mực và loài giáp xác chiếm 4% khối lượng và 32% về giá trị.
c) Chế biến và xuất khẩu:
Ngành công nghiệp chế biến và giá trị hoá các sản phẩm đánh bắt giữ một vị trí ưu tiên trong nền kinh tế Ma-rốc, đảm bảo 50% xuất khẩu lương thực thực phẩm và 12% tổng xuất khẩu của Ma-rốc. Ngành công nghiệp này chế biến gần 70% số lượng đánh bắt cá ven biển và xuất khẩu khoảng 85% sản lượng sang khoảng 100 nước thuộc 5 châu lục. Năm 2004, Ma-rốc đã xuất khẩu được 301.631 tấn thuỷ sản chế biến, đạt giá trị trên 844 triệu USD.
Ngành công nghiệp sản xuất cá đóng hộp phát triển tại Ma-rốc là kết quả của sự tiến triển lâu dài và sự tích luỹ kinh nghiệm. Hiện nay ngành này tập trung 43 đơn vị chế biến và thực hiện doanh thu xuất khẩu trên 2,3 tỷ DH (26 triệu USD) với sản lượng 106.845 tấn, đưa Ma-rốc trở thành nước xuất khẩu hàng đầu cá xác-đin đóng hộp trên thế giới (loài Sardina Pilchardus).
Ngành công nghiệp sơ chế cá đóng hộp tập trung chủ yếu vào việc ướp muối và chế biến cá trồng cũng như cá ướp. Ngành công nghiệp này bao gồm 20 đơn vị sản xuất: chế biến cá filet và đóng gói và khoảng mười đơn vị chuyên muối cá. Năm 2004, ngành công nghiệp sơ chế cá đóng hộp đã thực hiện doanh thu trên 855 triệu DH (95 triệu USD) với tổng sản lượng cá xuất khẩu là 15 026 tấn.
Ngành công nghiệp cá đông lạnh có khoảng 150 đơn vị trong đó đa số tập trung ở phía Nam đất nước nhờ sự phát triển của ngành đánh bắt bạch tuộc, cá mực và cá ngoài khơi. Năm 2004, ngành công nghiệp này đã xuất khẩu 74 343 tấn với giá trị trên 355 triệu USD, gồm cả sản lượng cá đông lạnh đánh bằng lưới vét.
Ngành công nghiệp cá tươi gồm 80 đơn vị đóng gói trong đó chỉ có khoảng 30 đơn vị đang hoạt động. Ngành công nghiệp này mỗi năm chế biến khoảng 42 000 tấn cá trắng, chủ yếu dành cho thị trường châu Âu trong đó riêng Tây Ban Nha chiếm gần 50% với tổng doanh thu gần 144 triệu USD năm 2004.
Ngành công nghiệp bột cá và dầu cá có mặt tại Ma-rốc từ những năm 40, đã có bước phát triển từ khoảng 20 năm nay. Hoạt động này do khoảng 30 đơn vị chủ yếu đặt tại các cảng cá xác-đin Agadir, Safi, Tan Tan, Essaouira và Laâyoune. Năm 2004, ngành công nghiệp bột và dầu cá đã xuất khẩu rên 29.906 tấn dầu cá, doanh thu đạt 35 triệu USD.
Ngành công nghiệp khai thác giong biển đã xuất hiện từ trên 50 năm tại Ma-rốc. Trong nửa thế kỷ tồn tại này, ngành đã tập trung phát triển việc giá trị hoá tối đa loại nguyên liệu tự nhiên vùng ven biển có khả năng tái tạo này.
Ngành công nghiệp chế biến giong biển gồm 2 cơ sở đặt tại Casablanca và El Jadida, xử lý gần 8000 tấn nguyên liệu để triết suất khoảng 1 200 tấn giong biển trong đó gần như toàn bộ dành cho xuất khẩu.
Được sự quan tâm đặc biệt từ phía chính quyền, ngành đánh bắt cá từ những năm 70 đã thực hiện các cuộc cải cách nhằm tạo ra một khuôn khổ phát triển thích hợp. Ngoài số lượng cảng hạn chế, đa số các cơ sở hạ tầng cảng vẫn bị coi là lạc hậu không chỉ về mặt trang thiết bị và quản lý mà còn cả về quy hoạch các điểm bán và các phòng cần đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Mặt khác, đội tàu đánh bắt còn chịu nhiều vấn đề trong số đó có tình trạng vô tổ chức từ việc cấp phát hàng loạt các giấy phép cho các nhà đóng tàu biển, sự cũ nát đáng báo động của tàu thuyền mà tuổi đời trung bình đã vượt quá 20 năm, công suất tàu thấp và sự thiếu thốn của các hệ thống bảo quản trên tàu.
d) Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản:
*Về chính sách:
Bảo vệ các nguồn sinh học và các hệ sinh thái biển thông qua việc đánh bắt một cách có trách nhiệm và việc quản lý hiệu quả hơn những loài sinh vật biển bằng cách xem xét những kế hoạch quy hoạch các bãi đánh bắt.
Củng cố khung pháp lý
Tăng cường quy chế và những phương tiện nghiên cứu đánh bắt cá
Nâng cao vị trícủa Ma-rốc là nhà sản xuất và xuất khẩu thuỷ hải sản ở cấp quốc tế;
Tăng giá trị gia tăng của lính vực này trong nền kinh tế quốc dân;
Nâng cao các điều kiện xã hội nghề nghiệp của những người làm nghề biển
Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản
Phát huy tối ưu giá trị của các sản phẩm đánh bắt.
*Về đầu tư:
Năm 2005, Ma-rốc đã quyết định dành khoản ngân sách 5 năm đầu tư 87 triệu USD để khôi phục ngành đánh bắt. Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2005-2009 tập trung vào việc hiện đại hoá đội tàu đánh bắt cá ven biển và trang thiết bị cảng, quy hoạch các làng chài tại các tỉnh phía Nam và xây dựng 9 chợ cá thế hệ mới .
* Về hợp tác:
Tháng 7/2005, Ma-rốc và Liên minh Châu Âu đã ký tại Bruxelles hiệp đinh về đánh bắt cá sẽ có hiệu lực vào tháng 3/2006 với thời hạn 4 năm. Hiệp định này sẽ cho phép 120 tàu đánh bắt thủ công của châu Âu vào đánh bắt tất cả các loài cá, trừ tôm và loài chân đầu (bạch tuộc, mực). Khoản tiền đối ứng là 36 triệu euro. Quan hệ đối tác này ưu tiên phát triển ngành đánh bắt
cá Ma-rốc, tài trợ kế hoạch tái cơ cấu ngành đánh bắt cá thủ công và nghiên cứu khoa học.
Vào tháng 12/2005, việc phân bổ quota đánh bắt cá trong vùng lãnh hải Ma-rốc giữa những nước thành viên của Liên minh Châu Âu đã cấp cho Tây Ban Nha 95 trên tổng số 120 giấy phép, có nghĩa là trên tổng số quota 60 000 tấn cá mỗi năm đánh bắt công nghiệp, Tây Ban Nha đã nhận được 4000 tấn.
Cơ cấu xuất nhập khẩu cho thấy ưu thế nổi trội của ngành đồ hộp, chiếm tới 50% xuất khẩu ra nước ngoài về khối lượng và 45% về giá trị. Tính theo loại cá, Tây Ban Nha vẫn là thị trường quan trọng nhất về cá tươi thu hút tới 64% xuất khẩu của Ma-rốc. Điều này chứng tỏ việc thiếu đa dạng về thị trường về lâu dài
có thể là một bất lợi lớn đối với ngành đánh bắt thuỷ sản của Ma-rốc.
Những nước nhập khẩu hải sản chính của Ma-rốc là Tây Ban Nha, Pháp, Na Uy và Italia.
Thương vụ Việt Nam tai Ma-rốc giới thiệu một số thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư muốn xâm nhập thị trường này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, với doanh thu trên 60 tỷ đi-ham, lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản của Ma-rốc là một trong những cột trụ của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, tỷ trọng của nó trong GDP vẫn còn thấp so với các nước tiên tiến, chỉ chiếm 4,4% so với mức bình quân 15% trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, một trong những nét đặc biệt của ẩm thực Ma-rốc chắc chắn là gia vị và mùi vị quyến rũ mà nó tạo ra cho các món ăn nước này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc có những mỏ phốt phát lớn nhất thế giới, nằm ở Khouribga, Benguerir và Bu Cra phía Tây Xahara chiếm ¾ trữ lượng thế giới (37 tỷ m3). Đây là quốc gia sản xuất phốt phát lớn thứ 2 thế giới (sau Hoa Kỳ - năm 2005) và là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm này với khối lượng khoảng 30 triệu tấn, doanh thu xuất khẩu trung bình đạt trên 900 triệu USD/năm, chiếm 33,3% thị phần quốc tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, bạn hàng lớn nhất của Ma-rốc là các nước EU, thường xuyên chiếm đến trên 2/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Ma-rốc, trong đó riêng buôn bán với Pháp đã chiếm tỷ trọng trên 30%. Các đối tác thương mại lớn khác là Mỹ và châu Á.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, trong mấy năm gần đây, kinh tế Ma-rốc cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ: ổn định vĩ mô được giữ vững, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, dự trữ ngoại hối khá cao, nợ nước ngoài giảm… Cải cách kinh tế mà Chính phủ Ma-rốc đã và đang tiến hành thu được nhiều tiến bộ.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, để hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới, Ma-rốc đã thông qua chính sách tự do hoá nền kinh tế dựa trên sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân, sự minh bạch hoá, tôn trọng Nhà nước pháp quyền và mở cửa ra thế giới bên ngoài.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế trên thế giới, là một trong những thành viên sáng lập WTO.