Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
1.2 Phân tích công ty (Phân tích nội bộ)
Sau khi phân tích thị trường xuất khẩu, bạn cần đánh giá liệu công ty có khả năng thâm nhập thị trường đã lựa chọn hay không thông qua việc tiến hành phân tích nội bộ. Đặc biệt nếu công ty mới tiến hành xuất khẩu, bạn cần thực hiện kiểm toán công ty và xác định liệu việc sử dụng các nguồn lực hiện tại có gây ảnh hưởng xấu đến doanh số bán hàng nội địa hay không. Các yếu tố cần đánh giá bao gồm: tiêu chuẩn sản phẩm, năng lực sản xuất, mức độ linh hoạt, hậu cần, lực lượng bán hàng, thế mạnh tài chính, các nguồn lực khác… Từ đó bạn có thể đánh giá khả năng tận dụng các cơ hội đã xác định thông qua các phân tích về thị trường của công ty. Hơn nữa, nhờ có hiểu biết về các nguồn lực của công ty, bạn có thể đầu tư vào những cơ hội khai thác được thế mạnh của bạn.
A) Sản xuất
Bạn có một nhà máy hoàn toàn dùng để sản xuất sản phẩm hoặc tập trung vào việc xử lý và hoàn thiện các bước nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm của bạn hay không?
Bạn có một vài nhóm nhà sản xuất/ nhà cung cấp tốt các mặt hàng thành phẩm hoặc bán thành phẩm để bạn có thể gia công/ chế biến thêm tại nhà máy của mình không?
Các trang thiết bị của bạn có đang trong tình trạng hoạt động tốt không?
Bạn có các kỹ thuật xử lý nguyên liệu thô và thành phẩm bền vững hay không, ví dụ xử lý các sản phẩm tre và gỗ khỏi mối mọt, kỹ thuật sấy khô để giữ màu lâu bền?
Bạn đã bao giờ bị khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm hay chưa, ví dụ sản phẩm của bạn có bị méo mó hoặc mốc tại điểm đến không?
Bạn có hệ thống quản lý chất lượng hay không?
Nguồn lực hiện tại đang được xử lý như thế nào? Việc đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu có ảnh hưởng xấu đến doanh số bán hàng hiện tại của bạn hay không? Đơn hàng tối thiểu cho các loại sản phẩm khác nhau là bao nhiêu?
Bạn có thể đáp ứng các điều khoản giao hàng đúng thời gian và chất lượng hay không?
B) Nguồn nhân lực
Bạn có đội ngũ công nhân lành nghề hay không?
Nhân viên của bạn có quen với các thủ tục xuất nhập khẩu hay không? Họ có thông thạo thông quan, thỏa thuận vận tải và thanh toán quốc tế không?
Bạn có thể nói ít nhất một ngoại ngữ không, đặc biệt là tiếng Anh?
Ai sẽ theo dõi các đơn hàng sau khi đã hoàn thành việc lập kế hoạch?
Nhân viên của bạn có hiểu biết nhiều về máy tính không?
Bạn có nhà thiết kế riêng không và họ có nhạy cảm với xu hướng thị trường không? Mỗi năm bạn có bao nhiêu bộ sưu tập thiết kế mới?
Có ai trong công ty của bạn hiểu biết về các chính sách hỗ trợ để khuyến khích các nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không, ví dụ Quyết định 132 về phát triển thủ công mỹ nghệ, Chỉ thị 51 về đầu tư trong nước? Để có danh sách các chính sách hỗ trợ, đề nghị tham khảo Phụ lục 12.
C) Marketing
Làm thế nào để bạn tìm được các khách hàng tiềm năng? Các công cụ marketing của bạn là gì?
Bạn có quan hệ ổn định với các khách hàng lớn hay không? Bạn có biết các quy định của họ hay không? Đầu tiên tập trung vào các khách hàng hiện có trước khi hướng đến các khách hàng mới.
Bạn có nhiều hơn một khách hàng không? Bạn có biết rằng bạn có thể đang ở trong tình thế rất rủi ro nếu bạn giảm giao dịch với các khách hàng hiện có và kỳ vọng sẽ có quan hệ kinh doanh tốt với các khách hàng tiềm năng lớn hơn?
Bạn có phòng trưng bày (showroom) riêng không? Bạn có website riêng không? Website có được cập nhật thường xuyên không? Bạn có các công cụ marketing ấn tượng không (danh thiếp, catalô…)?
Hàng hóa của bạn có được sản xuất dưới một nhãn hiệu hay không? Nhãn hiệu này có được nhận biết và có được đăng ký không?
Bạn đã gặp đại diện của người mua hàng nước ngoài và chào bán các dịch vụ của bạn chưa?
Bạn có các cửa hàng bán lẻ không?
D) Hậu cần
Bạn có gặp rắc rối gì trong việc vận chuyển nguyên liệu/ sản phẩm của bạn hay không, ví dụ từ nhà máy của bạn đến cảng gom hàng?
Bạn có cơ sở hạ tầng tốt cho xuất khẩu không? Internet, fax, điện thoại, cảng, đường, container chở hàng?
Bạn có biết các công ty giao nhận và vận tải lớn ở Việt Nam cũng như các chặng trung chuyển hàng cạnh tranh nhất không?
E) Tài chính
Bạn có biết cơ cấu chi phí của bạn không? Bạn có lên kế hoạch sử dụng ngân sách cho các chi phí bán hàng, quảng cáo, và nghiên cứu và phát triển (R&D) theo từng năm không?
Bạn có thể vay tiền từ các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác trong ngắn hạn để cung cấp nguồn tài chính cho các đơn hàng xuất khẩu của bạn hay không?
Bạn có biết các chương trình khuyến khích xuất khẩu của chính phủ Việt Nam là nơi bạn có thể nhận được nguồn hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu hay không?
Bạn có các giải pháp tài chính cần thiết trong trường hợp tăng sản xuất không?
Bạn có hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng để đảm bảo được thanh toán và được hoàn lại tiền trong trường hợp hàng hóa bị hư hại không?
( Nguồn: VIETRADE/ITC/WTO/UNCTAD )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com