Theo thời báo tài chính quốc tế, một số chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Mỹ mới đây cho rằng, các nhân tố như thị trường việc làm ảm đạm, ngành bất động sản u ám, ngành ngân hàng chao đảo trong 10 năm tới sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Trong hội nghị thường niên họp bàn về kinh tế Mỹ tổ chức tại thủ đô Washington, tuy các chuyên gia có khuynh hướng chính trị trái ngược nhưng đều có chung một quan điểm thống nhất về khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ mở rộng mạnh mẽ và lâu dài. Theo dự đoán đó là: Cơ hội mù mịt, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển, từ đó lôi kéo tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Ông Martin Feldstein – nhà kinh tế học đến từ trường Đại học Harvard, chuyên gia kinh tế lừng danh Dale Jorgensen và Joe Stiglitz, người từng giành được giải Nobel kinh tế đều cho rằng, trong 10 năm tới, tình hình kinh tế Mỹ có thể sẽ không tốt, dự đoán từ năm 2009 – 2019, biên độ tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ chỉ xấp xỉ bằng 1,9% tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong khoảng thời gian từ năm 1999 – 2009.
Hiện nay, thị trường bất động sản Mỹ vẫn nằm trong tâm chấn cơn bão kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, giá nhà đất giảm hơn 30% so với thời kỳ đỉnh cao của năm 2005, mức giảm của bang California và Nevada là cao hơn cả. Thị trường nhà đất trượt giảm đã cắt đi nguồn thu tài chính chủ yếu của người tiêu dùng tại các bang của Mỹ, còn người tiêu dùng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế Mỹ. Giá bất động sản sụt giảm mạnh đã tăng cường xu hướng dự trữ của người tiêu dùng.
Theo ông Feldstein, khi ngành nhà ở và bất động sản thương mại còn đang ảm đạm, nền kinh tế Mỹ sẽ rất khó phục hồi mạnh mẽ. Ông cho rằng, nửa cuối năm 2009, động lực phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích của chính phủ, còn sang năm 2010, cường độ của các biện pháp này sẽ bị suy giảm dần.
Ông Stiglitz chỉ ra rằng, tỷ lệ dự trữ trong vài năm tới của Mỹ có thể sẽ tăng cao. Một trong những nguyên nhân đó là, người tiêu dùng Mỹ vẫn còn đang cõng thêm gánh nặng nợ nần. Một nguyên nhân khác, rất nhiều ngân hàng lớn của nước này vẫn rất phụ thuộc vào khoản vay của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED và sự hỗ trợ của Bộ Tài chính Mỹ. “Chúng tôi không thể nhanh chóng nhìn thấy sự tăng trưởng bền vững”.
Ông Joseph E. Stiglitz cùng với các giáo sư trường Đại học Harvard và cựu chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Rogoff đã đưa ra lời cảnh báo rằng, việc đối phó với các khoản nợ khổng lồ tích lũy từ trong cuộc khủng hoảng lần này sẽ khiến nền kinh tế Mỹ “cảm thấy đau đầu”. Họ còn cảnh báo, tiếp theo có thế sẽ có cuộc khủng hoảng mới, trừ phi hệ thống giám sát Mỹ được cải thiện.
(Trang tin VN&QT)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com