Ðầu tháng 10 vừa qua, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã làm trung gian hòa giải cho một thỏa thuận giữa Iran, Pháp, Nga và Mỹ về việc Iran sẽ chuyển 1,2 tấn urani đã làm giàu ở mức độ thấp (3,5%) của nước này sang Nga để tiếp tục làm giàu ở mức độ cao (20%), sau đó sẽ được Pháp chuyển thành nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu ở Tehran.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, thỏa thuận này không được triển khai và quan hệ giữa IAEA và Iran về chương trình hạt nhân của Tehran ngày càng căng thẳng.
Các bên liên quan chương trình hạt nhân của Iran coi thỏa thuận nói trên là cách để giúp Tehran có đủ nhiên liệu phục vụ lò nghiên cứu hạt nhân hiện có, đồng thời giải tỏa mối lo ngại của phương Tây là Iran sử dụng lượng urani đã làm giàu để sản xuất vũ khí hạt nhân. Thế nhưng, vào thời hạn chót thay cho việc trả lời đề xuất của IAEA, Iran lại yêu cầu "có những thay đổi quan trọng" trong thỏa thuận này, như muốn chuyển urani làm giàu ở cấp độ thấp ra làm giàu ở cấp độ cao hơn tại nước ngoài theo từng giai đoạn chứ không phải cùng một lúc như đề xuất của IAEA. Các bên liên quan đã có những phản ứng khác nhau trước câu trả lời của Iran. Liên hiệp châu Âu (EU) đã ra một tuyên bố chung sau Hội nghị cấp cao hai ngày tại Bruselles (Bỉ) kêu gọi Iran hợp tác đầy đủ với IAEA nhằm xây dựng lòng tin về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Hạ viện Mỹ xem xét đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Tehran, bất chấp có nhận được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an LHQ hay không. Các biện pháp trừng phạt này chủ yếu nhằm vào các công ty làm ăn với Iran trong lĩnh vực năng lượng, như cung cấp cho Iran khí đốt, các sản phẩm lọc dầu. Nhiều nghị sĩ hàng đầu của Iran đã bác bỏ thỏa thuận do IAEA đề xuất.
Iran đề nghị IAEA thành lập một Ủy ban chuyên môn để xem xét lại bản dự thảo này, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa IAEA và Tehran. Ðại sứ Iran tại IAEA Ali Asghar Soltanieh tuyên bố, Tehran muốn tiến hành thương lượng thêm về đề xuất của IAEA và muốn được nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân thay vì chuyển urani của nước này ra nước ngoài để làm giàu thêm. Trong khi đó, các nước phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép đối với Iran. Tại phiên họp Ðại hội đồng LHQ, Tổng Giám đốc IAEA M.El Baradei đã hối thúc Iran đưa ra câu trả lời rõ ràng về đề xuất của IAEA. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H.Clinton đã kêu gọi Iran chấp thuận thỏa thuận dự thảo, đồng thời nhấn mạnh sẽ không thay đổi văn bản này. Bà cho rằng, đây là "thời điểm quyết định" để Iran thể hiện có muốn bị cô lập hay không. Anh, Pháp và Nga cũng kêu gọi Tehran chấp thuận thỏa thuận dự thảo, cho rằng "chiến thuật trì hoãn" mà Iran đang áp dụng là "không thể chấp nhận được". Hội nghị cấp cao Mỹ-EU đã nhất trí gửi một thông điệp rõ ràng tới Iran rằng, họ muốn Tehran trở thành một thành viên đầy đủ của cộng đồng các nước, nhưng Iran phải hành động phù hợp các quy định và trách nhiệm quốc tế. Bất chấp sức ép của các nước liên quan chương trình hạt nhân của Iran, ngày 18-11, Iran quyết định bác bỏ đề xuất của IAEA. Tehran không muốn đưa một phần trong số 1,2 tấn urani đã được làm giàu ở mức độ thấp của nước này ra nước ngoài để nhận lại nhiên liệu được làm giàu 20%. Chủ tịch Ủy ban chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của QH Iran Alaeddin Borujerdi nêu rõ, sự lựa chọn chuyển dần urani đã được làm giàu ở mức độ thấp của Iran sang nước thứ ba không còn giá trị. Nhóm P5+1 (gồm năm nước Hội đồng Bảo an LHQ và Ðức) đã họp kín tại Bruselles (Bỉ) để thảo luận về việc Iran bác bỏ đề xuất của IAEA. Tại cuộc họp này, Mỹ cảnh báo Iran về khả năng Tehran phải đối mặt những hậu quả do việc từ chối đề xuất của IAEA. Trong khi đó, Iran lại đưa ra đề nghị mới khi tuyên bố rằng Tehran sẵn sàng gửi urani đã được làm giàu ở mức độ thấp ra nước ngoài với điều kiện các cường quốc phải đồng thời đổi cho Iran nhiên liệu hạt nhân đã được làm giàu ở cấp độ cao hơn, và hoạt động trao đổi này phải diễn ra trong lãnh thổ Iran. Tổng Giám đốc IAEA Baradei đã bác bỏ đề xuất mới này.
Thất vọng vì tiến triển trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran, nhóm P5+1 đã chuyển dự thảo nghị quyết lên án chương trình hạt nhân của Tehran lên Ban Giám đốc IAEA thông qua. Dự thảo nghị quyết này kêu gọi Iran công khai hơn nữa chương trình hạt nhân sau khi Tehran gần đây thông báo đã bí mật xây gần xong một cơ sở làm giàu urani mới Pho-đô ở TP Côm. Dự thảo nghị quyết còn đề nghị Iran không cản trở cuộc điều tra của IAEA, làm rõ tất cả những vấn đề tồn đọng liên quan cơ sở làm giàu urani thứ hai nói trên, đồng thời tuân thủ các yêu cầu của Hội đồng Bảo an về đình chỉ hoạt động làm giàu urani cũng như xây dựng nhà máy thứ hai này. Ngày 27-11, Ban Giám đốc IAEA gồm 35 nước thành viên đã thông qua dự thảo nghị quyết của nhóm P5+1 với 25 phiếu thuận, ba phiếu chống và sáu phiếu trắng (một thành viên vắng mặt). Ðây là nghị quyết đầu tiên về Iran được Ban Giám đốc IAEA thông qua trong gần bốn năm qua. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast nêu rõ, Tehran không cần thiết phải thực hiện đầy đủ các cam kết đối với IAEA nếu các quyền cơ bản của nước này, với tư cách là thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), không được đáp ứng. Giáo sĩ theo đường lối cứng rắn của Iran, ông A.Khatami, còn tuyên bố, Iran sẽ tự sản xuất nguyên liệu riêng để phục vụ lò phản ứng nghiên cứu y học ở Thủ đô Tehran nếu IAEA không cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho nước này. Sau khi Ban Giám đốc IAEA thông qua dự thảo nghị quyết của P5+1, Iran đã phản đối mạnh mẽ. Ngày 29-11, Chính phủ Iran công bố kế hoạch xây dựng mười cơ sở làm giàu urani mới ở thành phố miền trung Natal. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cho rằng, nghị quyết này là "phi lý và bất công", đồng thời tuyên bố chấm dứt đàm phán với phương Tây và xem xét việc hạn chế hợp tác với IAEA về chương trình hạt nhân của nước này. Anh, Pháp và Ðức đã cảnh báo áp đặt các biện pháp trừng phạt mới sau động thái cứng rắn này của Iran. Trong khi đó, ngày 4-12 vừa qua, Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran A.A.Salehi cho biết, nước này cần 20 nhà máy làm giàu urani để đáp ứng nhu cầu về điện.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Đà phục kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu chậm lại khi số liệu thống kê mới nhất cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng và tình trạng giảm phát tiếp tục làm rối loạn nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cuối tuần qua cho biết kinh tế nước này đã giảm 2,1% trong năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng sẽ phục hồi trong năm 2010.
Ngày 30/12, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) và các cơ quan truyền thông lớn của các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện lớn ở Đông Nam Á trong năm 2009.
Nhật báo Dawn của Pakistan ngày 6/1 đưa tin, Pakistan đã quyết định, từ chối cho phép dự án đường ống khí đốt Pakistan – Iran cung cấp khí đốt cho Ấn Độ.
Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) đang tích cực phấn đấu thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, mở ra một thị trường chung cho khu vực, tạo điều kiện cho các dòng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn và lao động lành nghề lưu chuyển tự do.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.