“Chiến lược của Trung Quốc là tự do hóa kinh tế thị trường đồng thời tái điều tiết một số lĩnh vực cụ thể đã cho phép quốc gia này giữ lại một bàn tay hữu hình chống lại những lực lượng nước ngoài ngay cả trong môi trường kinh doanh tự do ", Giám sư Roselyn Hsueh (Đại học Temple).
Chính phủ muốn chứng tỏ sức mạnh Một trong những đặc quyền của người hộ khẩu thành thị là họ có khả năng làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước ở các thành phố nơi họ sinh ra. Vào cuối những năm 1990, việc hoạt động không ổn định, bán đi hoặc đóng cửa của hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã khiến hàng triệu người dân Trung Quốc mất việc.
Nhưng số lượng DNNN còn tồn tại được đến nay cũng khá khổng lồ: gồm 121 doanh nghiệp được quản lý trực tiếp bởi chính quyền trung ương và hàng ngàn doanh nghiệp dưới quyền. Đã có thời mong muốn của đa số sinh viên Trung Quốc là được làm việc ở một công ty nước ngoài. Nhưng giờ đây xu hướng chung của sinh viên nước này là có một vị trí trong một doanh nghiệp nhà nước.
Dường như đây là một lựa chọn kỳ là, vì sự năng động của nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu được tạo ra bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Theo một báo cáo gần đây của Viện kinh tế Thiên tắc, nhóm chuyên gia cố vấn ở Bắc Kinh, từ năm 1999 đến năm 2009, đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào giá trị sản lượng công nghiệp đã giảm từ 49% xuống còn 27%. Năm 1999, các công ty thuộc quyền kiểm soát nhà nước sở hữu 67% vốn công nghiệp; một thập kỷ sau đó, con số này giảm xuống chỉ còn 41%. Nhưng trong lĩnh vực công nghiệp, các DNNN vẫn chiếm ưu thế vì họ trả lương cao nhất.
Một cụm từ trở lên thông dụng là: guojin mintui(nhà nước trở lại), có nghĩa là khu vực kinh tế nhà nước tiến bộ và khu vực tư nhân chậm tiến. Điều này muốn nói rằng sự đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước đang tăng, nhưng trên thực tế không được như vậy; các doanh nghiệp ngoài nhà nước đang phát triển rất thịnh vượng.
Nhưng chính phủ có lợi thế trong kinh doanh theo nhiều nghĩa khác nhau. Chính phủ đang từng bước thắt chặt kiểm soát một số ngành công nghiệp "chiến lược", từ dầu mỏ và than đá đến viễn thông và thiết bị vận tải. Nó đưa ra những quy tắc tiếp cận thị trường có lợi cho các công ty nhà nước.
Đồng thời, chính phủ cũng thực sự làm thất vọng các doanh nghiệp tư nhân khi cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động cả trong các ngành không được coi là chiến lược như hàng dệt và làm giấy và thậm chí cả dịch vụ ăn uống.
Trong những năm gần đây, bất động sản cũng trở thành lĩnh vực kinh doanh bên lề cho các doanh nghiệp chính phủ. Zheng Yongnian, Đại học Quốc gia Singapore, viết: "Xúc tu của các doanh nghiệp nhà nước len lỏi vào mọi ngõ ngách để tìm kiếm lợi nhuận".
Trong số 42 công ty Trung Quốc đại lục có tên trong Fortune500 - danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới trong năm 2010, thì ba trong số đó là thuộc sở hữu nhà nước. Những công ty của Trung Quốc xuất hiện trong danh sách Fortune500 kinh doanh rải rác trong 75 ngành công nghiệp. 29 công ty trong số 42 công ty này không phải hoàn toàn là công ty tư nhân và 10 trong số này chỉ diễn vai phụ. Trong năm 2010, chính phủ đã điều hành công khai 75 trong số 100 vụ mua bán lớn nhất Trung Quốc.
Một số nhà kinh tế Trung Quốc lo ngại rằng cách chính phủ ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ dung túng cho các doanh nghiệp nhà nước, những thói quen xấu của họ cần khẩn trưởng sửa đổi. Các chuyên gia của Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc nói, những gói kích cầu chỉ là việc "hoán đổi từ tay trái sang tay phải": nhà nước cho nhà nước vay.
Tháng 3, Ngô Bang Quốc, người đứng đầu Quốc hội Trung Quốc tuyên bố rằng: "Chúng tôi không tư nhân hoá", quên mất một thực tế là Trung Quốc đã thực hiện việc này trong vài năm trước đó.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Yang Yao của Đại học Bắc Kinh cho biết, chính phủ đã nâng cao quyền thống trị trong vài năm qua. Nhiều nhà kinh tế Trung Quốc kêu gọi cải cách lãi suất nhằm mang lại nhuận cao hơn cho tiền gửi hộ gia đình (lãi suất thực thường âm). Tuy nhiên, các ngân hàng không muốn bị mất khoản lợi nhuận mà họ có được từ việc chính phủ kiểm soát lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.
Viện kinh tế "Thiên tắc" cho biết lợi nhuận của các doanh nghiệp sở hữu nhà nước đã tăng gần bốn lần từ năm 2001 đến năm 2009. Nhưng lợi nhuận trung bình trên vốn chủ sở hữu của họ chỉ là hơn 8,2%, trong khi đó lợi nhuận này của những doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 12,9%. Báo cáo mới cho biết nguồn gốc của lợi nhuận này là do DNNN không chỉ được vay vốn với lãi suất thấp mà còn có quyền được mua đất với giá thấp dưới mức bình thường, trên thực tế lợi nhuận trên vốn cổ phần của họ từ năm 2001 đến năm 2009 là âm 1,47%.
Thực sự là các doanh nghiệp nhà nước đã huỷ hoại nguồn vốn.
Nhà nước chỉ lo cho nhà nước
Lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước dùng làm gì? Hai chuyên gia cố vấn Viện Brookings, Washington là Homi Kharas và Geoffrey Gertz đã lập luận trong một cuốn sách xuất bản năm ngoái rằng nếu lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước được sử dụng để giúp chính phủ giảm các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội của tất cả nhân viên, hiện đang chiếm khoảng 35% lương trong những công việc chính thức."Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, đa số là những người làm công ăn lương, ngay lập tức sẽ tiến bộ."
Chính phủ đã yêu cầu các công ty nhà nước phải trả cổ tức từ năm 2008, nhưng nhiều người Trung Quốc than phiền rằng như vậy là không đủ và tiền này lại đang được sử dụng để trợ giúp chính các doanh nghiệp nhà nước. Mức cao nhất ở các địa phương là thu từ những người có lợi nhất, bao gồm các ngành công nghiệp như viễn thông, năng lượng và thuốc lá, là 15% lợi nhuận sau thuế, tỉ lệ này vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tiền trợ cấp bởi các công ty nhà nước ở các nước khác.
Ngay cả một số phương tiện truyền thông chính thức cũng gia nhập vào doanh nghiệp nhà nước mạnh. Một bài bình luận trên một trang tin tức của chính phủ nói rằng họ đã "không đóng một vai trò tích cực trong việc nâng cao sự hòa hợp xã hội".
Một số doanh nhân nước ngoài phàn nàn rằng các biện pháp mở cửa thị trường bắt đầu vào những năm 1990 và đầu những năm 2000 đã yếu đi. Nhiều người thấy rằng việc Trung Quốc gia nhập WTO mười năm trước đây là một động lực lớn cho cải cách. Nhưng vào thời kỳ chuyển giao giai đoạn năm 2006, nước này đã chùn bước. Nhiều công ty nước ngoài vẫn báo cáo kinh doanh tốt. Nhưng đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ bị cáo buộc là đã bóp méo các quy định nhằm có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước và một vài khu vực kinh tế tư nhân được ưa thích.
Trong một cuốn sách sắp xuất bản, "Điều tiết của nhà nước Trung Quốc: Chiến lược mới cho toàn cầu hóa", Roselyn Hsueh, Giáo sư Đại học Temple cho biết chiến lược của Trung Quốc là "tự do hóa kinh tế thị trường đồng thời tái điều tiết một số lĩnh vực cụ thể" đã cho phép quốc gia này "giữ lại một bàn tay hữu hình chống lại những lực lượng nước ngoài ngay cả trong môi trường kinh doanh tự do ".
Chính quyền địa phương đôi khi đóng một vai trò quyết định trong sự thành bại của một công ty. Điển hình như Himin, một nhà sản xuất máy nước nóng năng lượng mặt trời có trụ sở tại thành phố Đức Châu ở phía Bắc tỉnh Sơn Đông. Himin là một công ty tư nhân, nhưng đứng đằng sau nó chính là chính quyền của thành phố này. Cùng với Himin, chính quyền thành phố đã đề ra chiến lược xây dựng thương hiệu để Đức Châu là "thành phố mặt trời" của Trung Quốc.
Chính quyền đã giúp Himin phát triển bằng cách yêu cầu các tòa nhà, căn hộ trang bị máy nước nóng năng lượng mặt trời và trợ giá lắp đặt nhà tắm công cộng nước nóng năng lượng mặt trời ở các làng. Công ty này cho biết hiện nay nó nhà sản xuất máy sưởi năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Đổi lại, Himin cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của các nhà lãnh đạo Đức Châu, năm ngoái họ đã tổ chức một Hội nghị quốc tế về năng lượng mặt trời trị giá 200 triệu nhân dân tệ tại một trung tâm hội nghi lớn xây dựng bởi Himin.
Himin biết cách làm thế nào để có được sự hỗ trợ. Năm 1998, trước khi trở lên nổi tiếng, công ty này mở một bữa tiệc gây ấn tượng với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và sau đó một thành viên của Bộ Chính trị đã có một chuyến viếng thăm. Phần thưởng cho Himin là một ghế trong cơ quan lập pháp quốc gia cho Hoàng Minh, người sáng lập của công ty. Một quan chức nói rằng những lợi ích của các bên đã hình thành "một kênh cho sự hiểu biết những chỉ đạo của chính phủ".
Đổi mới bằng mọi cách
Viễn cảnh đáng lo ngại hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài là hành động can thiệp công khai của chính phủ nhằm hỗ trợ cho các công ty Trung Quốc phát triển công nghệ mới và sự phân biệt đối xử chống lại đối thủ cạnh tranh nước ngoài của họ. Năm, sáu năm trước đây đã bắt đầu xuất hiện những khiếu nại về vấn đề này và ngày càng gia tăng trong hai năm trở lại đây.
Tư vấn viên James McGregor của APCO Worldwide mô tả chiến lược của chính phủ trong một báo cáo năm ngoái là một "kế hoạch lớn và phức tạp" để biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ vào năm 2020 và nhà lãnh đạo toàn cầu vào năm 2050. Ông cho biết nó đã được "che dấu một cách khôn khéo khỏi sự nghi ngờ của người ngoài" và hợp thức "một kế hoạch chi tiết để đánh cắp công nghệ" trên quy mô lớn.
Đề án này khuyến khích những gì chính phủ gọi là "bản địa sáng tạo" tập trung vào bảy "chiến lược" công nghiệp, từ năng lượng thay thế và phương tiện giao thông giảm thải khí các-bon đến công nghệ thông tin. First Financial Daily, một tờ báo tài chính của Trung Quốc báo cáo rằng số tiền đầu tư vào các ngành công nghiệp có thể lên tới 1,5 tỉ Đô la trong khoảng 5 năm, trong đó nhà nước chắc chắn đã đóng góp vào khoảng từ 5 đến 15%.
Một số nhà khoa học Trung Quốc cũng đề cập đến việc có thể có những lãng phí liên quan đến chiến lược nghiên cứu và phát triển (R & D) của nhà nước, nhưng Đảng thích các dự án lớn hơn là lắng nghe.
Các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc là những người đấu tranh gay gắt nhất trong một chính sách thương mại mới của chính phủ, đưa ra trong năm 2009. Chính sách này ủng hộ sản phẩm được liệt kê trong danh mục sản phẩm công nghệ "sự sáng tạo bản địa".
Những nhà đầu tư nước ngoài sợ rằng các quy định mới này sẽ đánh bật họ ra khỏi thị trường tiềm năng này. Dưới áp lực từ các chính phủ phương Tây, lãnh đạo Trung Quốc đành nhượng bộ, và hứa hẹn rằng các sản phẩm sản xuất bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc sẽ được đối xử như những sản phẩm của doanh nghiệp Trung Quốc.
Nhưng trong một báo cáo gần đây của Phòng Thương mại Mỹ tại Bắc Kinh cho biết một số quy định vẫn cần phải được thay đổi. Trong một cuộc khảo sát mới đây, một phần tư số doanh nghiệp Mỹ cho biết họ đã mất việc kinh doanh vì chính sách "sáng tạo bản địa" và 40% doanh nghiệp dự kiến sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai. Hầu hết các công ty công nghệ cao của Mỹ ở Trung Quốc được khảo sát đều bày tỏ lo ngại.
Cải cách khu vực nhà nước của Trung Quốc trong những năm 1990 biến nó trở thành "trái cây dễ hái". Một thập kỷ trước đây, một khi công nhân giận dữ sẽ bị chế ngự một cách dễ dàng bằng cảnh sát hoặc đền bù. Nhưng giờ đây bất kỳ một cải cách nào cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của những người đứng đầu các cấp cũng như lợi ích của người liên quan tới họ.
-------------------------------------------------
Tác giả: Bích Ngọc (Lược dịch Theo Economist) //Theo VEF
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com