Ngày lại ngày, tại các thành phố lớn khắp châu lục này, mọi người đang đổ đi mua hàng như thể họ phụ thuộc vào việc làm này.
Tại Singapore và Hong Kong, đó đã là thú vui chính được theo đuổi suốt quanh năm.
Nhưng giờ đây, thật bất ngờ, thói quen mua sắm hàng xa xỉ đang lan rộng – và Trung Quốc đang nổi lên để trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới.
Nhật thực
Đã rất nhiều lần trong những thập kỷ vừa qua, sự thèm thuồng vô độ của người Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu đã giúp thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hoặc giúp thế giới tránh được nó.
Nhưng nếu tầng lớp người tiêu dùng mới nổi của Trung Quốc quan tâm đến điều đó – có tới 800 triệu người tại đây, so với 200 triệu người tại Mỹ - sức mua của họ sẽ định hình nhu cầu và yêu cầu của cả thế giới.
Năm 2010, Trung Quốc trở thành thị trường ô tô và điện thoại di động số 1 thế giới. Nước này cũng chiếm vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới của Nhật Bản. Dự đoán, đến năm 2014/15, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường đồ xa xỉ lớn nhất thế giới.
Vị trí này, vốn được các nước có sức tiêu thụ lớn nắm giữ từ rất lâu – như Hoa Kỳ - sẽ bị lấn át. Châu Á dường như đang đói hàng xa xỉ hơn bình thường: con người nơi đây 20 năm trước còn hầu như không biết hàng cao cấp là gì.
Chuyên gia bán lẻ Paul Husband đã kinh doanh tại Hong Kong 25 năm qua và ông biết chính xác những gì đang diễn ra tại Phương Đông.
Và với những chiếc túi hiệu Louis Vuitton, đồng hồ hiệu Cartier và giày hiệu Ferragamo, ông cũng biết một đôi điều về hàng xa xỉ.
"Mọi thứ thực sự bắt đầu vào giữa thập niên 80 và đầu thập niên 90, khi các nhãn hiệu xa xỉ đầu tiên tràn vào Trung Quốc, trong đó có Dunhill”.
Những nhãn hàng tiên phong này có xu hướng xuất hiện trong và quanh các khách sạn của phương Tây, mặc dù khách hàng không phải lúc nào cũng là những người đến từ phương Tây.
"Văn hóa hàng xa xỉ bắt đầu mở ra. Tất nhiên, ở thời điểm đó, các mặt hàng này chỉ có mặt tại các khách sạn mà không có mặt trên các tuyến phố, bởi những người nhiều tiền sẽ bị đặt câu hỏi rằng họ đã kiếm tiền từ đâu. Họ phải rất kín đáo, đó là lý do vì sao các mặt hàng xa xỉ hầu nư không xuất hiện trên đường phố, và người mua không muốn bị thấy đang mua loại mặt hàng này."
Nhưng sau 30 năm, quan điểm đã hoàn toàn khác. Trung Quốc ngày càng có thái độ cởi mở hơn với các loại tài sản xa xỉ và nhiều người Trung Quốc đã tiếp nối thành công câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình, đó là “làm giàu là vinh quang”.
Cửa hiệu của nhà thiết kế thời trang người Trung Quốc Zhang Zhifeng nằm ngay trung tâm sang trọng của Bắc Kinh là một ví dụ sống động về cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc trong một động thái chuyển dịch từ chủ nghĩa thanh đạm cộng sản sang chủ nghĩa tiêu dùng theo phong cách phương Tây.
Nhà thiết kế tham vọng nhưng dễ gần này và là người đứng đầu nhãn hiệu Tiger NE là một trong những người ở Trung Quốc đang cố gắng tạo dựng thương hiệu hàng xa xỉ, đánh thẳng trực tiếp vào thị trường đang bùng nổ với đối tượng là những khách thuộc tầng lớp thượng lưu mới.
Câu chuyện về cuộc đời ông này là một câu chuyện tiêu biểu từ nghèo khó trở nên giàu có. "Vào thời điểm cách mạng văn hóa, cha tôi bị gắn mác tư bản và bị ném vào một trang trại lao động tập trung" -ông Zhang cho biết. "Gia đình tôi vô cùng nghèo khó. Mẹ tôi phảỉ học may vá kiếm tiền nuôi cả gia đình."
Ông Zhang cũng phải lao động chân tay trong khi đi học, và sau khi tốt nghiệp đại học, ông mở một cửa hàng nhỏ, với chỉ mình ông và một máy khâu nhỏ.
"Đó là thời điểm năm 1982. Đây là giai đoạn đầu công cuộc cải tổ và mở cửa tại Trung Quốc."
Khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu cho phép trao đổi hàng hóa xuyên biên giới, vị trí của ông Zhang nằm giữa biên giới Trung Quốc và Nga đã cho phép ông tận dụng lợi thế của một trong những sự tự do hóa thị trường đầu tiên.
"Nhờ trao đổi xuyên biên giới, công việc kinh doanh của tôi bắt đầu cất cánh. Gia đình và bạn bè cùng chung tay giúp sức nên công việc ngày càng vào guồng. Đến năm 1985, cửa hàng của tôi đã thuê tới hơn 300 nhân công." "Tôi là một trong những người Trung Quốc đầu tiên có cơ hội đi ra nước ngoài" - ông Zhang cho biết. Ông đã từng thới thăm các đối tác của mình tại Liên Xô cũ, và thậm chí cả các đối tác tại Châu Âu và Mỹ.
NE Tiger đã được đăng ký bản quyền năm 1992. Ở thời điểm đó, một nhãn hiệu sang trọng được sở hữu và điều hành bởi một người Trung Quốc là một hiện tượng không bình thường – và theo Zhang Zhifeng, thực trạng đó vẫn duy trì đến tận ngày nay.
"Tại Bắc Kinh và Thượng Hải, các cửa hàng của chúng tôi chủ yếu vẫn được bao quanh bởi các cửa hàng mang nhãnh hiệu phương Tây" - ông cho biết. "Nhãn hiệu cao cấp duy nhất là của chúng tôi. Chúng tôi đã khai trương một cửa hàng ở một quận trung tâm của Thượng Hải, nơi mà những cửa hiệu xung quanh vẫn sẽ là những nhẫn hiệu như Louis Vuitton."
Mở rộng
Theo Paul Husbands, thực tế này đặt ông Zhang vào vị trí thuận lợi để chiếm lợi thế trong sự bùng nổ hàng xa xỉ tại Châu Á..
"Có quan điểm cho rằng đến năm 2014-2015, Trung Quốc sẽ là thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, điều đó có nghĩa sức tiêu thụ tại Trung Quốc đại lục sẽ cao hơn so với ở Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu" - Chuyên gia bán lẻ trên cho biết.
"Nó sẽ là thị trường lớn nhất thế giới và chúng ta thực sự sẽ không thấy được điểm cuối của thị trường này." Nhu cầu hàng xa xỉ không chỉ tăng tại Trung Quốc, mà còn diễn ra trên khắp Á Châu.
Có nhiều lý do để ngày càng có nhiều các cửa hàng đến với Châu Á. Việc tăng lên ồ ạt số lượng khách hàng đối với các mặt hàng xa xỉ cho thấy một sự bất thường. Điều này có ý nghĩa rất nhiều đối với nền kinh tế thế giới, khi mà sau 30 năm hội nhập, Trung Quốc đã trở thành trung tâm sản xuất lớn nhất của thế giới.
Ta sẽ thấy, khi con người ta bắt đầu trở thành người tiêu dùng, thì những gì họ muốn sẽ là một thứ gì đó sang trọng một chút.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com