Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bric: Bệnh mới của kinh tế Asean

Để tiến tới một thị trường chung vào năm 2015 thì chính phủ các nước ASEAN cần nỗ lực giải quyết căn bệnh mới mang tên “Bric”, bao gồm tệ nạn quan liêu, các quy định, sự can thiệp và tham nhũng , vốn kìm hãm sự phát triển ổn đinh của khu vực.

LTS: Tác giả Curtis S Chintừng là Đại sứ của Mỹ tại Ngân hàng Phát triển châu Á ADB dưới thời tổng thống George W Bush và Barack Obama (2007-2010). Ông hiện là đối tác cao cấp của Viện công nghệ châu Á và Giám đốc Quản lý của Tập đoàn RiverPeak.

Dưới đây là bài viết phân tích của ông về thực trạng phát triển của khu vực châu Á, đặc biệt là là khu vực ASEAN cùng với thử thách phải đối mặt mang tên "Bric", viết tắt của Bureaucracy, Regulation, Interventionism, Corruption, tương ứng với quan liêu, các quy định, sự can thiệp và tham nhũng, vốn kìm hãm sự phát triển ổn đinh của khu vực.

Trong khi hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đang trên lộ trình tiến tới một thị trường chung vào năm 2015 thì chính phủ các nước đang hết sức quan tâm đến việc quốc gia nào có thể gia nhập khối BRICS, khối các nước lớn mới nổi có tốc độ phát triển nhanh chóng mà hiện Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi đang là thành viên.

Mặc dù vậy, trước hết các nhà chính sách cũng như các chuyên gia kinh tế phải tập trung vào một thực trạng mang tên "Bric". Trong khi khu vực châu Á Thái Bình Dương đã chứng tỏ được "sức đề kháng" trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khởi nguồn từ Mỹ cũng như châu Âu thì chính "Bric" từ lâu đã trở thành vật cản cho sự phát triển ổn định của các nước BRICS, châu Á cũng như các nền kinh tế mới nổi khác.

Thế giới đang chứng kiến dấu hiệu suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc trong khi Ấn Độ thì cũng đang đứng trước nhiều sức ép về tốc độ phát triển. Hai quốc gia BRICS cho đến nay vốn là đông lực cho sự phát triển của nền kinh tế khu vực cũng như khả năng tự vệ trước khủng hoảng.

Các chuyên gia kinh tế tại ngân hàng phát triển châu Á dự đoán, GDP năm nay của Trung Quốc sẽ đạt 8,5% và Ấn Độ là 7,0%, thấp hơn so với mức hiện tại của mỗi nước. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 của cả khu vực đang phát triển châu Á được dự đoán là 6,9% với sự khác biệt lớn giữa các nước.

Quan liêu, các quy định, sự can thiệp và tham nhũng là những căn bệnh vốn kìm hãm sự phát triển ổn đinh của khu vực châu Á.

Khi đề cập đến thực trạng "Bric", trong thời buổi kinh tế khó khăn và bất ổn hiện nay, người dân  khu vực cần phải đặt ra bốn câu hỏi đơn giản đối với các nhà lãnh đạo.

Quan liêu chính quyền đang thúc đẩy hay cản trở tăng trưởng kinh tế?

Từ Singapore, quốc gia có chế độ ưu đãi lớn đối với cán bộ, công chức, cho đến các quốc gia nghèo nhất ASEAN với mức lương quan chức bèo bọt, thì thủ tục tại chính quyền địa phương hết sức rắc rối và cồng kềnh. Tình trạng quan liêu tại các cấp chính quyền nên được dỡ bỏ bởi nó chính là vật cản hơn là động lực thúc đẩy đầu tư và thương mại.

Việc giải quyết thực trạng quan liêu được quan tâm không chỉ tại khu vực châu Á bởi nó không chỉ khắc phục vấn đề quản lý không chỉ về quy mô mà còn về chất lượng.

Các quy định ảnh hưởng như thế nào đến việc tạo công ăn việc làm?

Các nhà kinh doanh cũng như người đâu tư tại châu Á thường phải đối mặt với những thử thách xuất phát từ việc quá thừa hoặc quá thiếu các quy định (điều hành). Tuy nhiên nghiêm trong hơn là hiệu lực và việc thực thi các quy định không được triển khai một cách đồng bộ.

Rõ ràng, không phải cứ quy định nào cũng là tiêu cực. Nhưng các nhà chính sách phải đặt ra câu hỏi rằng liệu những quy định không đúng lúc hoặc thái quá có dẫn đến những chi phí kinh tế quá cao hay không.

Một báo cáo mới đây lập luận rằng, nền kinh tế Mỹ đã bị cản trở bởi khoảng 32 quy định và gây ra một khoản chi phí hàng năm lên mức 10 tỷ USD và 6,6 tỷ USD chi phí thi hành quyết định vào năm ngoái. Nhu cầu tăng trưởng cũng như tạo công ăn việc làm trong ngắn hạn phải chăng đã đẩy các quốc gia châu Á vào tình trạng điều hành quá mức cũng như thói quan liêu?

Khi nào sự can thiệp của nhà nước là phù hợp?

Một thời gian dài, chính phủ các nước châu Á đã ca ngợi người chiến thắng và chỉ trích kẻ thua cuộc trên mặt trận kinh tế. Và chính chính phủ cũng đã luôn bóp méo thị trường theo hướng có lợi cho mình. Các gói cứu trợ Mỹ và châu Âu trong các ngành công nghiệp từ ô tô đến ngân hàng đã giúp chính phủ tác động vào sự phát triển của một số ngành kinh tế.

Tuy nhiên, không thế phủ nhận một thực tế là sự can thiệp quá thường xuyên và không hiệu quả luôn tái diễn. Các nhà chính sách cần phải cân nhắc bởi sự can thiệp kiểu như vậy sẽ không hề có lợi cho nền kinh tế.

Làm thế nào để trị tận gốc tình trạng tham nhũng?

Trên khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương, tham nhũng vẫn là một vấn nạn. Chính hệ thống pháp luật có phần yếu kém và thiếu minh bạch kéo theo thực trạng này. Phong trào chiếm Phố Wall với sự rầm rộ của nó đã khiến thế giới một lần nữa nhìn lại một mảng xã hội Mỹ, nơi có sự diện diện của những người giàu nứt đổ đổ vách với những mối quan hệ khăng khít với quan chức cũng như giới thượng lưu.

Phong trào tuyệt thực của các nhà hoạt động Ấn Độ, hay nỗ lực chống tham nhũng tại Indonesia và Philippines cũng thực sự khiến thế giới chú đến những yếu kém của châu Á. Tất cả phải được nhìn lại và điều chỉnh để có thể lấy lại niềm tin của người dân đối với chính quyền. Đây là một nhiệm vụ của bất cứ quốc gia nào nếu muốn phát triển.

Vấn đề cốt lõi ở đây chính là các quốc gia trong khu vực trong đó có ASEAN phải nỗ lực hơn nữa trong việc phá bỏ bức tường "Bric", ngay cả khi chính nó cũng đang góp phần xây dưng cơ sở hạ tầng cũng như củng cố khả năng cạnh tranh chuẩn bị tiến tới một thị trường chung cho khu vực.

Trong hội nghị bộ trưởng tài chính khu vực ASEAN gần đây, bên cạnh là cuộc họp hàng năm của ngân hàng ADB tại Manila, đã có sự nhất trí về quỹ ASEAN Infrastructure Fund  với số tiền khởi đầu là 485 triệu USD, một sáng kiến tài chính lớn nhất từ trước tới nay. Quỹ này sẽ hỗ trợ phát triển giao thông đường xá, tàu hỏa, năng lượng, nguồn nước và các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác. Nhu cầu của toàn khu vực ước tính lên tới khoảng 60 tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, việc huy động tài chính không phải là thử thách duy nhất tại các nền kinh tế đang phát triển châu Á. Cùng với sự gia tăng về quy mô tài chính, chính phủ cũng như các nhà lãnh đạo phát triển phải tập trung và việc sử dụng tiền như thế nào cho hợp lý và phải thận trọng nhìn vào những bài học trong những dự án hạ tầng và chương trình phát triển trước đó.

Chấm dứt tình trạng phân bổ nguồn vốn không hợp lý - hậu quả của "Bric" sẽ góp phần thúc đẩy cải tiến trong kinh doanh, thu hút đầu tư và giúp ASEAN (trên phương diện từng quốc gia cũng như toàn khu vực) khẳng định được vị thế cạnh tranh, tiến tới mục tiêu trọng đại năm 2015 và hơn thế nữa
----------------------
Tác giả: Curtis S Chin* (Hung Ninh dịch) // Nguồn: VEF

  • Trung Quốc xôn xao về quy định “hai con ruồi”
  • Nhà giàu Trung Quốc rộ mốt thuê quản gia “Ăng-lê”
  • Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc đang “quá đà” ở biển Đông
  • Trung Quốc trả giá thê thảm cho sự phát triển
  • Trung Quốc hết “đạn” để cứu tăng trưởng?
  • Dầu mỏ và tranh chấp biển Đông
  • Trung Quốc: Khi đất đai không thuộc về người nghèo
  • Trung Quốc “âm thầm” gây sức ép lên Triều Tiên