Kho báu khổng lồ bao gồm vàng, kim cương và đá quý được giấu kín suốt nhiều thế kỷ qua đã được phát hiện trong hầm mộ nằm sâu dưới lòng đất tại một ngôi đền thuộc miền Nam Ấn Độ, theo Reuters.
Hãng tin này dẫn thông tin từ báo chí địa phương cho hay, đội tìm kiếm kho báu nói trên đã tìm thấy một bức tượng vàng cao hơn 1,2m nạm ngọc lục bảo, một sợi dây chuyền vàng dài tới 45m và một số vương miện nạm kim cương, bên cạnh vô số châu báu ngọc ngà khác.
Trị giá ước tính của kho báu vào khoảng 750 tỷ Rupee, tương đương 17 tỷ USD, nhưng các nhà chức trách cho biết, họ vẫn chưa định giá chính xác kho báu này.
“Phần lớn số báu vật tìm thấy trong ngôi đền là vật dâng tặng của những người mộ đạo và tài sản mà những người cai trị trước đây ở bang Travancore đã cất giữ”, một quan chức quản lý ngôi đền cho biết.
Nơi tìm thấy kho báu là ngôi đền Sree Padmanabhaswamy có từ thế kỷ thứ 16 thuộc bang Kerala của Ấn Độ. Bang Travancore trước đây giờ là một phần của tiểu bang này.
Nhà chức trách đã triển khai hàng trăm cảnh sát có vũ trang để bảo vệ ngôi đền, thiết bị kiểm soát vũ khí cũng được lắp đặt tại cửa ra vào ngôi đến ngay sau khi thông tin về việc phát hiện thấy kho báu lộ ra ngoài vào thứ Bảy tuần trước.
Giá trị ước tính của kho báu này lớn hơn số tiền mà Chính phủ Ấn Độ chi hàng năm cho lĩnh vực giáo dục. Giới học giả và lãnh đạo tôn giáo đang tranh cãi về việc sử dụng số tài sản này như thế nào. Một đám đông đã tấn công vào nhà riêng của một nhà hoạt động sau khi người này đề xuất việc sử dụng kho báu cho việc công.
Ở Ấn Độ, có nhiều ngôi đền sở hữu tài sản trị giá lên tới hàng tỷ USD nhờ nguồn vàng bạc đá quý do những tín đồ giàu có và các gia đình có dòng dõi hoàng tộc đóng góp. Những ngôi đền này cũng đóng vai trò điều hành các trường học và bệnh viện. Chẳng hạn, đền Tirumala ở bang miền Đông Andhra Pradesh được cho là có tới 3.000 kg vàng, trong đó 1/3 được gửi tại Ngân hàng Trung ương Ấn Độ.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Giữa lúc thị trường tài chính toàn cầu tập trung cao độ sự chú ý vào cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, một chiến lược gia ngân hàng cho rằng, tình hình nợ nần của Trung Quốc cũng nguy hiểm không kém quốc gia châu Âu này là mấy.
Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc sẽ cần tới một gói cứu trợ từ trung ương, trang Market Watch dẫn ý kiến một số chuyên gia Trung Quốc, trên cơ sở số liệu công bố tuần trước cho thấy quy mô khoản vay của các chính quyền địa phương đã tới mức phải cứu trợ.
Mặc dù bị tin tặc tấn công làm lộ thông tin của 100 triệu người dùng PlayStation, nhưng hãng điện tử Sony của Nhật Bản vẫn đứng đầu trong khảo sát về các thương hiệu có giá trị nhất ở châu Á do tạp chí tiếp thị Campaign thực hiện.
Cách đây nhiều tuần, khi Cơ quan năng lượng quốc tế IEA - một cơ quan giám sát năng lượng của các nước phương Tây tuyên bố sẽ mở kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, gây kinh ngạc cho thị trường dầu mỏ, một câu hỏi quan trọng mà các nhà giao dịch muốn đặt ra đó là: Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?
Theo báo cáo triển vọng mới công bố bởi Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc, các cảng của Trung Quốc năm nay sẽ vẫn sôi động nhất thế giới dù kinh tế Mỹ và châu Âu phục hồi chậm chạp sẽ khiến khối lượng hàng vận chuyển giảm.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.