Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các "siêu" thành phố tăng vọt tại Châu Á

"Đất nước chúng tôi đang lên kế hoạch xây dựng nhiều thành phố hơn tất cả những gì mà loài người đã từng xây dựng- Các ngài có lời khuyên nào cho chúng tôi không?" Câu hỏi này đã được một đại biểu cao cấp của Trung Quốc đặt ra.

 
Thực tế, Châu Á đã được biết đến với chương trình đô thị lớn nhất trong lịch nhân loại với "cổ phần" cao trên toàn thế giới.: Các thành phố chiếm 2% diện tích bề mặt trái đất nhưng chiếm hơn 50% dân số thế giới, với mức tiêu thụ năng lượng chiếm 75% và chịu trách nhiệm với 80% lượng khí thải CO2.
 
Cách điều hành các thành phố hiện nay của các quốc gia châu Á sẽ quyết định đến tương lai tốt xấu của hành tinh trong tương lai. Tại Châu Á, có những sự khác biệt rất lớn về quy mô và sự phát triển. Có kế hoạch phát triển từ trên xuống dưới, như những thành phố tại Trung Quốc, và lại có các thành phố đang phát triển hơn về mặt hữu cơ từ dưới lên trên, như Jakarta, Bangkok hay Mumbai.
 
Singapore đang trong chiến lược của riêng mình, với kế hoạch thử nghiệp vùng đô thị tiên tiến và công nghệ mới để tăng cường tính hiệu quả. Đây là thành phố với nhiều ý tưởng mà quản lý giao thông năng động là một ví dụ.

Hàn Quốc, với chương trình thành phố liên hoàn, cũng đang thử nghiệm kế hoạch sử dụng công nghệ thông tin một cách phổ biến tại đô thị - kết nối mọi phần môi trường được xây dựng thông qua công nghệ thông tin như mạng không dây hay các thẻ nhận dạng sử dụng tần số phát thanh.

Bận bịu với những thay đổi

Trong thập kỷ qua, các thành phố này đã được các lớp dữ liệu số bao phủ - viễn thông, mạng cảm biến, hạ tầng đo lường thông minh – những yếu tố giờ đang tạo nên cơ sở của một “hệ thống thần kinh” thông minh và rộng lớn, có thể làm tăng tính hiệu quả đô thị theo nhiều cách.

Bằng cách chèn vào và giải nén thông tin thời gian thực, hiện tượng ùn tắc giao thông giảm và chất lượng không khí được cải thiện – như kế hoạch định giá đường bộ được Stockholm giới thiệu năm 2005. Kế hoạch này đã giảm 50% thời gian xe cộ phải chờ đợi tại các quận trung tâm và giảm đến 15% lượng khí thải gây ô nhiễm.

Những kết quả tương tự có thể đạt được khi giải quyết các vấn đề khác đang đè nặng lên vai các đô thị, như dịch vụ dân sự, tiêu thụ năng lượng và quản lý nước. Khi sự thiếu thốn không gian trở thành một hạn chế lớn và cơ sở hạ tầng đô thị hiện tại không thể dễ dàng được nâng cấp thì công nghệ thông minh có thể cho phép đạt được hiệu quả rộng lớn với chi phí tương đối thấp.

Singapore là một ví dụ, nơi đây đã đầu tư 100 triệu đô la Singapore (80 triệu Euro; 50 triệu Bảng Anh) để hỗ trợ phát triển các ứng dụng di động dựa trên sự khai thác lượng lớn dữ liệu thời gian thực.

Khi các chương trình đô thị hóa lớn nhất đang được con người nỗ lực thực hiện chưa từng có, thì hy vọng với các công nghệ mới và sự sáng tạo của hàng tỷ công dân châu Á sẽ tạo nên các cuộc cách mạng, sẽ tránh được các lỗi đô thị của thế kỷ 20 trên phạm vi rộng.

Các thành phố Châu Á đang làm gì

Thành phố

Các chương trình

Singapore

Khởi xướng định giá đường bộ những năm 1970s.

Gắn các sáng kiến nghiên cứu rộng lớn vào vận hành đô thị trong tương lai.

Songdo, Hàn Quốc

Tự hào với các kết nối số và khả năng xử lý được xây dựng trong cơ sở hạ tầng để đưa ra một cơ cấu tinh tế đối với các dịch vụ công dân sáng tạo.

Bangalore, Ấn độ

Được biết đến như thung lũng Silicon của Ấn Độ do ngành công nghiệp công nghệ thông tin mở rộng nhanh chóng từ giữa những năm1980s.

Thực hiện các thí nghiệm khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ xây dựng thông minh, cơ sở hạ tầng đường bộ năng động, các loại năng lượng tái sinh và quản lý nước.

Jakarta, Indonesia

Đang khám phá xem làm thế nào để công nghệ số có thể giúp giải quyết các vấn đề như nghèo đói, lụt lội, ô nhiễm, rác thải đô thị và giao thông.

Quảng Châu, Trung Quốc

Liên tục đầu tư cho sáng kiến 5 năm về nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thành phố và mở đường cho sự phát triển các ứng dụng thông minh.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Niềm tin người tiêu dùng châu Á đang giảm sút
  • Điều gì sẽ đến nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4%?
  • Tai nạn tàu cao tốc ở Trung Quốc: Tham vọng và hậu quả
  • Cưới xin ở Trung Quốc ngày càng tốn kém
  • Xâm nhập thế giới “hàng hiệu giá bèo” ở Trung Quốc
  • Ấn Độ phát hiện mỏ uranium “khủng”
  • Vì sao Trung Quốc kín tiếng về đàm phán trần nợ của Mỹ?
  • Trung Quốc ồ ạt thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài