Mấy ngày nay, dư luận Hàn Quốc và Trung Quốc sôi lên trước thông tin một loại thực phẩm chức năng dạng viên nang của Trung Quốc được chế từ thi thể thai nhi rồi đưa sang Hàn Quốc tiêu thụ.
Tối 6- 8, chương trình Chuyện cần biết của Đài truyền hình SBS Hàn Quốc nói về việc viên nang nhân nhục (thịt người), được xem là thuốc bổ sản xuất tại tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc), đang được bán ở Hàn Quốc. Đài SBS nói: “Nhóm phóng viên bản đài gặp một nhà kinh doanh Trung Quốc. Ông ta cho biết địa điểm mua bán thi thể hài nhi. Nhóm phóng viên xác nhận một số bệnh viện Trung Quốc có bán nhau thai và thi thể trẻ sơ sinh bị chết”.
Tóc vụn và mẩu móng tay được tìm thấy trong bột “thuốc”.
Người dẫn chương trình cho biết, nhóm phóng viên quay phim được quy trình chế biến thi thể hài nhi thành viên nang (con nhộng) tại một xưởng dược phẩm ở Cát Lâm. Thi thể hài nhi được bảo quản trong tủ lạnh gia dụng, sau đó sấy khô trong lò vi sóng, nghiền thành bột bằng thiết bị tự chế rồi bào chế thành viên nang. Đài SBS nói: “Một thương nhân Trung Quốc lâu nay bán viên nang nhân nhục cho biết, ông ta đã bán chúng cho người Hàn Quốc. Cơ quan thuế vụ Hàn Quốc đang điều tra đường dây tiêu thụ mặt hàng này”.
Đài SBS cho chiếu các hình ảnh về viên nang, có hình ảnh cho thấy trong viên nang có cả tóc và mảnh vụn móng tay trẻ sơ sinh. SBS dẫn lời người cung cấp thông tin nói rằng, viên nang này là thứ thuốc đại bổ, được người dân tộc Triều Tiên ở Trung Quốc đưa sang Hàn Quốc tiêu thụ với giá 800 ngàn won/hộp 100 viên (748 USD), cao gấp hàng chục lần giá gốc. Phóng viên SBS lấy mẫu bột trong viên nhộng đưa đến Viện Nghiên cứu Khoa học Hàn Quốc phân tích. Kết quả là 99,7% tương đồng ADN của con người.
Báo Seoul Sport (Hàn Quốc) số ra ngày 7-8 đưa tin, nhiều người Hàn Quốc khiếp sợ trước thông tin này. Họ kịch liệt lên án việc dùng thi thể hài nhi bào chế thành thuốc bổ, coi đây là hành động phi nhân tính và kêu gọi chấm dứt cơn sốt tẩm bổ hiện nay. Tờ Korea Economy (Hàn Quốc) viết: “Cơn sốt tẩm bổ đã đi quá giới hạn”. Đài SBS bình luận: “Văn hóa tẩm bổ đã phạm vào tội chống nhân loại”.
Trước những thông tin và phản ứng từ phía Hàn Quốc, tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) số ra ngày 8-8 cho rằng, một số người Hàn Quốc lo lắng thái quá về thực phẩm, dược phẩm Trung Quốc đến mức phóng đại sự việc, gây tâm lý lo sợ trong dân chúng. Tại Trung Quốc, một số người tỏ ý hoài nghi, còn phần đông yêu cầu điều tra làm rõ, trừng trị những kẻ vô lương tâm tối mắt vì tiền.
Ngày 9-8, Bộ Y tế Trung Quốc tổ chức họp báo về vụ việc. Người phát ngôn Đặng Hải Hoa nói rằng, Bộ Y tế Trung Quốc rất coi trọng thông tin mà Đài SBS đưa và đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Cát Lâm làm rõ vụ việc, nếu phát hiện có hành vi mua bán bộ phận cơ thể người hoặc thi thể bệnh nhân thì sẽ nghiêm trị. Ông Đặng nhấn mạnh: Bộ Y tế kiên quyết trừng trị hành vi buôn bán bộ phận cơ thể người và xác người; pháp luật Trung Quốc nghiêm cấm nhân viên y tế kinh doanh thi thể bệnh nhân, nhau thai.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Trong thế kỷ 21 sẽ diễn ra cuộc chạy đua chiếm ngôi cường quốc kinh tế hùng mạnh nhất thế giới giữa hai quốc gia có dân số hàng đầu thế giới là TQ và Ấn Độ.
Dưới ánh nắng mặt trời chói chang ở nông trại hợp tác xã mang tên "Con lừa nhỏ" thuộc ngoại ô Bắc Kinh, một nhóm thanh niên trẻ người Trung Quốc đang bận rộn với việc thu hoạch rau.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của Trung Quốc đã bất ngờ vọt lên 6,5%, ngược với dự báo của giới phân tích. Điều này dự kiến sẽ làm tăng thêm sức ép lên các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc trong bối cảnh thế giới đang có quá nhiều rủi ro.
Trung Quốc có khả năng sẽ gia nhập đội ngũ các quốc gia châu Á từ Hàn Quốc tới Ấn Độ trì hoãn nâng lãi suất cơ bản, sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc khuyến nghị toàn cầu hợp tác ổn định các thị trường tài chính.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.