Các nước tại châu Á đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và bất ổn xã hội nếu không quan tâm đến vấn đề quản lý nguồn nước. Đặc biệt, các nước ở phía nam và đông Á sẽ phải chi hàng tỉ USD cho việc tưới tiêu mùa vụ mới cung cấp đủ thức ăn cho dân số đang tăng nhanh trong khu vực.
Hạn hán tại Pakistan |
Đây là kết quả một nghiên cứu do tổ chức lượng thực (FAO) và Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) thực hiện được công bố hôm 17.8, tại Thuỵ Điển. Nghiên cứu cho thấy các nước châu Á sẽ cần nhập khẩu hơn ¼ lượng gạo cần dùng và những lương thực khác đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân số. Dân số châu Á được dự đoán sẽ tăng 1,5 tỉ người trong vòng 40 năm tới.
Giám đốc IWMI, ông Colin Chartras phát biểu nhu cầu lương thực của châu Á sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050, điều này cũng đồng nghĩa với việc giá lượng thực thế giới tăng lên. Việc này sẽ tạo gánh nặng lớn lên nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển, và cách tốt nhất hiện nay là châu Á cần xây dựng những hệ thống tưới tiêu rộng lớn.
Trong khi lượng đất nông nghiệp mới không còn, giải pháp tốt nhất là tăng cường phương pháp thuỷ lợi, hiện đại hoá hệ thống đang dùng, được xây dựng từ những năm 1970 – 1980.
Mô hình trồng lúa tại châu Á cần nhiều nước |
Hiện nay, nông dân tại khu vực này phần lớn tự xây dựng các hệ thống thuỷ lợi, phần lớn là theo phương pháp cũ, không có công nghệ tiên tiến. Báo cáo cho rằng chính phủ các nước châu Á cần kết hợp với các đơn vị tư nhân, đầu tư vào các công nghệ mới, phương pháp phù hợp, nhằm hiện đại hoá hệ thống tưới tiêu để đảm bảo sử dụng và quản lý nguồn nước một cách hiệu quả.
Đó là chưa kể những tác động tiêu cực của việc nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến nguồn nước, mà chính phủ các nước cần tìm biện pháp để giải quyết.
(Theo SGTT)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com