Những mô hình tên lửa của Triều Tiên và Hàn Quốc tại Bảo tàng tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên, Seoul. (Ảnh: Reuters).
Ngày 8/10, người đứng đầu Cơ quan quản lý Chương trình Thành tựu Quốc phòng Hàn Quốc, ông Byun Moo-Keun cho biết cơ quan này đã bắt đầu nghiên cứu phát triển các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa hơn các loại tên lửa hiện nay của nước này.
Trả lời câu hỏi của các nghị sĩ quốc hội trong một phiên họp được phát trên truyền hình, ông Byun Moo-Keun cho biết cơ quan trên đang nghiên cứu một tên lửa có tầm bắn hơn 500km, tuy nhiên ông từ chối thông tin chi tiết về kế hoạch này "vì lý do an ninh".
Theo thỏa thuận giữa Mỹ và Hàn Quốc, Seoul phải giới hạn tầm bắn của các loại tên lửa mà nước này sở hữu ở mức tối đa 300km.
Tuy nhiên, phía Hàn Quốc đã có những ý kiến kêu gọi phá bỏ hạn chế trên sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa mà phương Tây cho là thử tên lửa tầm xa hồi tháng 4 và thử hạt nhân lần hai hồi tháng 5 vừa qua.
Tháng trước, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, Tướng Lee Sang-Eui tuyên bố Hàn Quốc cần có các tên lửa tầm bắn xa hơn để đối phó với những đe dọa từ phía Triều Tiên.
Tuy nhiên, tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, Tướng Walter Sharp cho rằng Seoul hiện chưa cần phát triển các loại tên lửa này./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Các nước tại châu Á đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và bất ổn xã hội nếu không quan tâm đến vấn đề quản lý nguồn nước. Đặc biệt, các nước ở phía nam và đông Á sẽ phải chi hàng tỉ USD cho việc tưới tiêu mùa vụ mới cung cấp đủ thức ăn cho dân số đang tăng nhanh trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cheon Hae-sung ngày 7/10 cho biết Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét sửa đổi Kế hoạch cơ bản về quan hệ liên Triều.
Ngoại trưởng Iran Manouchehr Mottaki ngày 7/10 tuyên bố Iran không có ý định tham gia Nghị định thư bổ sung của Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT).
Tám năm về trước, ngày 7/10/2001, Mỹ chính thức phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu với điểm mở màn là cuộc tấn công vào Afghanistan nhằm tiêu diệt mạng lưới Al-Qaeda, được coi là thủ phạm vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại nước Mỹ ngày 11/9.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 6/10 dẫn nguồn tin chính phủ nước này cho rằng Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang trong giai đoạn cuối của quá trình khôi phục cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Mỹ và các đồng minh có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt rộng rãi đối với Iran nếu như Teheran không làm dịu bớt những lo ngại về việc nước này đang chế tạo vũ khí hạt nhân.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.