Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đường sắt xuyên Á: Giấc mơ 'con đường tơ lụa'

Tuần qua, các chuyên viên xây dựng Trung Quốc đã hoàn thành lắp đặt đoạn cuối cùng của tuyến đường sắt Yuisi-Mentszy ở tỉnh Vân Nam phía Tây Nam Trung Quốc. Đoạn đường này sẽ trở thành một phần của tuyến đường sắt Xuyên Á nối liền các nước ASEAN.

Công trình xây dựng tiêu tốn tới 4,5 tỷ nhân dân tệ (707 triệu USD) do đường trải ra ở vùng địa hình phức tạp. Tuy nhiên, phía Trung Quốc tuyên bố khoản chi phí đầu tư như vậy là hoàn toàn xứng đáng so với tiềm năng của tuyến đường.

Theo Bộ Đường sắt Trung Quốc Lu Dunphu, tuyến đường sắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vùng Tây Nam Trung Quốc, giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội trong khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số.

Dự kiến, sau khi hoàn thành, đường sắt xuyên Á dài khoảng 114.000 km, nối liền 28 quốc gia. Và tuyến đường sắt xuyên Á cũng được ví như tuyến đường sắt Tơ lụa sẽ gánh vác một sứ mạng giao thương quan trọng như tuyến đường tơ lụa đã có từ lâu đời.

Theo sử sách, con đường thương mại này đã có cách đây khoảng 2.000 năm nối đế chế La Mã ở phía Tây với triều đình phong kiến Trung Hoa ở phía Đông, mở ra giao lưu kinh tế, văn hóa mang lại thịnh vượng cho các nước có tuyến đường chạy qua.

Mặc dù mang cái tên thật mỹ miều “Đường sắt tơ lụa”, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, tuyến đường sắt sẽ phát huy tác dụng các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ kinh tế của Trung Quốc.

Đường sắt xuyên Á: Giấc mơ con đường tơ lụa

Theo các chuyên gia, năm 2014, khi được đưa vào hoạt động, con đường này sẽ vận chuyển khoảng 7 triệu tấn hàng hóa từ các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng và khối lượng này sẽ tăng lên 26 triệu tấn vào năm 2025. Lâu nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những chuyến tàu vận chuyển hàng qua lại và với sự mở rộng hệ thống đường sắt ra cả khu ASEAN, Trung Quốc muốn lôi kéo các nước phát triển mối quan hệ kinh tế với mình.

Mạng lưới đường sắt xuyên Á được thiết kế với khởi điểm tại Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam), đi qua các thành phố Ngọc Khê, Mông Tự và Hà Khẩu của tỉnh này, kết nối với Việt Nam, Lào, Thái Lan và Singapore. Sau khi khai thông tất cả các phần của tuyến đường sắt xuyên Á, đi từ thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam đến Singapore chỉ mất 10 tiếng đồng hồ.

Hầu hết các quốc gia mà tuyến đường này đi qua có thể hy vọng thương mại sẽ tăng theo. Trong khi đó, dư luận quốc tế cho rằng, động lực chính của việc bắt đầu xây dựng đường chính là TQ mong muốn tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á.

The Economist nhận định, tỉnh Vân Nam đảm nhận vai trò chính trong chiến lược phát triển dựa trên tuyến đường này. Sau khi hình thành các hành lang giao thông và cơ sở hạ tầng khác, sẽ phát huy tác dụng khiến sự hiệp lực hội nhập của các nước Đông Nam Á xoay theo quỹ đạo kinh tế của TQ. Mặt khác, khu tự trị Choang - Quảng Tây chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược “một trục hai cánh”.

Trục là hành lang kinh tế từ thành phố Nam Ninh đến Việt Nam, Lào và Thái Lan, còn cánh là khu vực hợp tác kinh tế Vịnh Bắc bộ và khu vực Tiểu vùng Mê Kông rộng lớn. Theo BBC, Lào cho biết TQ có thể xây dựng tuyến đường sắt trị giá 7 tỷ USD từ TQ tới thủ đô Vientiane.

Trong khi đó, Thái Lan đang đàm phán với TQ xây dựng tuyến đường sắt bắc - nam, sử dụng vốn vay của TQ. Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vào năm 2014, khi được đưa vào hoạt động đầy đủ, con đường này sẽ vận chuyển khoảng 7 triệu tấn hàng hóa từ các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, và khối lượng này sẽ tăng lên 26 triệu tấn vào năm 2025.

Song hành cùng dự án này, Bắc Kinh gần đây liên tục đề nghị sử dụng đồng nhân dân tệ như phương tiện thanh toán thương mại với các nước Đông Nam Á. Dường như, với sự gia tăng về ảnh hưởng thương, mại, sự kết nối giao thương để gia tăng ảnh hưởng của mình, làm sống dậy giấc mơ về “con đường tơ lụa” trong lịch sử.

(Theo VEF)