Bộ trưởng Thương mại Iran cho hay, nước này tỏ ra lạc quan về tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2017, nếu ảnh hưởng chính trị không phải vấn đề đáng ngại. Ông Mehdi Ghazanfari nói với các phóng viên bên lề một hội nghị WTO hôm thứ Tư tuần trước rằng, trong vòng 5 đến 7 năm tới Iran sẽ thực hiện các tiến trình đàm phán gia nhập WTO.
Đầu tuần qua, một số nước phát triển đã ra một tuyên bố tại hội nghị, cho biết các quan điểm chính trị không nên ảnh hưởng đến tiến trình gia nhập tổ chức này.
Iran nằm trong số những quốc gia lớn gồm Nga vẫn nằm ngoài WTO.
Cơ quan thương mại thế giới này đã đồng ý để Iran bắt đầu các đối thoại làm thành viên tổ chứ vào tháng 5/2005, gần một thập kỷ sau khi nước cộng hòa Hồi giáo này lần đầu tiên đề xuất tham gia tổ chức.
Cho đến thời điểm đó, Mỹ đã cản trở mọi nỗ lực gia nhập WTO của Iran để chống lại chương trình hạt nhân của nước này.
Tháng 11/2009, Tổ chức Thương mại Thế giới xác nhận Iran có gửi đến một bản tóm lược về các chính sách thương mại của Iran cho tổ chức để khởi đầu các đối thoại.
Trong một diễn biến có liên quan, hãng Reuters viện dẫn một số nguồn tin cho biết, nhóm gồm năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức P5+1 ngày 26/11 đã đưa ra một nghị quyết yêu cầu Iran công khai hơn nữa chương trình hạt nhân, yêu cầu Iran chấm không cản trở IAEA điều tra về cáo buộc nước này tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân.
Nghị quyết cũng kêu gọi Iran phúc đáp mọi nghi vấn liên quan đến cơ sở làm giàu urani, tuân thủ các yêu cầu của Hội đồng Bảo an chấm dứt hoạt động làm giàu urani.
Động thái này sẽ mở đường cho Iran tham gia tổ chức 153 nước thành viên này.
Nhiều nguồn tin cho hay, đại sứ WTO tại Thụy Sỹ, ông Luzius Wasescha sẽ điều khiển nhóm làm việc dẫn đầu các đàm phán với Iran.
Các quy tắc WTO yêu cầu các ứng viên đàm phán với nhóm làm việc đại diện cho tổ chức. Nhiều đàm phán gia nhập WTO có thể mất đến nhiều năm mới hoàn tất.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho biết, Nhật Bản đã chính thức đưa ra gói kích thích kinh tế mới vào hôm nay (07/12) nhằm hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế trước nguy cơ đe dọa từ tình trạng thiểu phát và đồng Yên mạnh trên thị trường tiền tệ.
Ấn Độ là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất thế giới từ cuộc khủng hoảng nợ Dubai do mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa nước này và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).
Trung Quốc hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2009, đây là lời khẳng định của một chuyên gia kinh tế hàng đầu Trung Quốc. Ông Yao Jingyuan, trưởng kinh tế gia Ban thống kê quốc gia Trung Quốc đã đưa ra lời khẳng định Trung Quốc hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay.
Việc sắp sửa đi vào hoạt động của tuyến đường ống khí đốt Trung Á có ý nghĩa rất trọng đại. Trên thực tế, nó không chỉ là một "con đường của sự thắng lợi chung", mà còn là “con đường của tình hữu nghị”, Shayakhmetov - Tổng giám đốc Công ty đường ống khí đốt châu Á Kazakhstan nhấn mạnh.
Công ty dầu khí Trung Quốc “China North East Petroleum” hôm 04/12 công bố kế hoạch đưa giàn khoan nước sâu mới "Tiancheng" vào hoạt động trong đầu năm 2010, trở thành giàn khoan nước sâu thứ hai của công ty này.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.