Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khôi phục nghề sản xuất quạt giấy "siêu đắt"

Với số lượng sản phẩm có hạn và chất lượng đỉnh cao, khách hàng chủ yếu là những người giàu có. Giá của một chiếc quạt giấy mạ vàng theo phong cách triều Minh có giá lên tới hơn 60.000 tệ (gần 200 triệu đồng).

Quạt giấy đắt hơn điều hòa

Thành phố Tô Châu là nơi sản sinh ra những chiếc quạt thủ công mang phong cách phương Nam vô cùng độc đáo của đất nước Trung Quốc. Chúng có vẻ mỏng manh nhưng lại là kết quả của sự kỳ công và tâm huyết.

"Dùng máy móc để khắc chạm những hoa văn, họa tiết sẽ nhanh hơn và dễ dàng nhưng lại thiếu đi sự mềm mại, tinh tế", Ông Sun Yaowen, phó tổng giám đốc công ty sản xuất quạt Suzhou Sandalwood (Quạt gỗ đan hương Tô Châu) cho biết.

Ông Sun và đồng nghiệp đã phải rất vất vả để trụ lại. Trước năm 2004, công ty của họ có tới 690 công nhân nhưng bây giờ chỉ còn lại 35 người. Vào những năm 1980, 1990, Suzhou Sandalwood thậm chí đã sản xuất 10.000 chiếc quạt mỗi ngày.

Ngày nay, quạt điện, máy điều hòa đang chiếm lĩnh thị trường và chính điều này gây ra cuộc khủng hoảng cho ngành công nghiệp quạt gỗ vốn đã thống trị trong nhiều thế kỷ.

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc và Nhật Bản khi đó rất lớn. Một chiếc quạt gỗ đàn hương làm bằng máy được xuất khẩu với giá 100 tệ (15,87 USD), tương đương mới một chiếc quạt điện ngày nay.

Hiện, tại những thành phố như Tô Châu những xưởng sản xuất như thế rất hiếm, bởi hầu hết họ đã phải từ bỏ kinh doanh vì khủng hoảng. Nhưng ông Sun nói, “hiện giờ chúng tôi không cần một sản lượng khổng lồ như vậy nữa”.

Họ đã nhìn thấy hướng đi khác cho mình, đó là những chiếc quạt thủ công được tạo ra một cách tinh tế. Để làm ra một chiếc quạt như thế họ sẽ mất rất nhiều thời gian. Trong vòng 1 tháng rưỡi, chỉ có ba chiếc quạt được hoàn thành. Để học cách khắc, chạm gỗ, người thợ phải mất đến 3 năm. Tuy nhiên, những sản phẩm đẹp nhất chỉ có thể được tạo ra từ những nghệ nhân có trên 10 năm kinh nghiệm. Mỗi chiếc quạt như vậy thường có giá 35.000 tệ.

"Khi mà thị trường xuống dốc, chúng tôi quyết định theo đuổi con đường mới với mục tiêu là những khách hàng giàu có", ông Sun nói. Nhiều người mua quạt đến đặt để làm quà, đồ lưu niệm và coi chúng như một sản phẩm nghệ thuật thực sự.

Năm ngoái, doanh thu của công ty đạt 7,7 triệu nhân dân tệ, một kết quả không hề khiêm tốn đối với một công ty chỉ có 35 lao động.

Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với thách thức mới khi mà giá gỗ đàn hương tăng vọt tại thị trường Trung Quốc. Vào năm 2004, một tấn gỗ có giá 500.000 tệ nhưng hiện nay loại gỗ này rất hiếm và giá của nó là 12 triệu tệ/ tấn. Nguyên nhân là do Ấn Độ, xứ sở của loài cây này vừa đưa đàn hương vào danh sách những thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và hạn chế tuyệt đối tình trạng mua bán.

Trước tình hình đó, công ty ông Sun đang phải chọn giải pháp thay thế bằng một loại gỗ khác cho những sản phẩm thông thường nhưng đối mới một số đơn hàng đặc biệt, họ vẫn phải sử dụng gỗ đàn hương còn lạ và giá bán vẫn rất cao.

Suzhou Sandalwood đang nỗ lực hơn nữa để tạo ra những bứt phá tại thị trường khi mà quạt thủ công không còn là sự lựa chọn cần thiết trong cuộc sống thường ngày.

Đỉnh cao của nghệ thuật và đẳng cấp

Trên đường Xibei, gần trụ sở công ty Suzhou Sandalwood, có một vài cửa hàng kinh doanh quạt với những hướng đi khác.

Wang Jian, 49 tuổi, là một trong những người thành công nhất. Xưởng của ông gồm có hai phòng được trang trí bằng những nội thất mang đậm phong cách truyền thống Trung Quốc trong đó nổi bất nhất các tác phẩm nghệ thuật của ông.

Là một nhân vật tiêu biểu trong ngành quạt thủ công đương đại của Trung Quốc, ông Wang cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực làm quạt giấy gấp theo phong cách Triều đại nhà Minh. Khách hàng chi hàng chục ngàn tệ để có được một sản phẩm độc đáo do ông tạo ra nhưng không phải ai cũng có may mắn đó.

Giá của một chiếc quạt giấy mạ vàng theo phong cách triều Minh có giá lên tới hơn 60.000 tệ (gần 200 triệu đồng).

"Bây giờ tôi không làm nhiều quạt nữa và tập trung vào việc tìm hiểu và sửa quạt cũ, nhất là những chiếc quạt cổ", ông Wang nói. Bằng tình yêu sự ngưỡng mộ của mình đối với những “kỷ vật” của lịch sử ông đã tìm hiểu được bí quyết của những nghệ nhân cổ đại và quan trọng hơn cả là ông có thể cảm nhận được linh hồn của những chiếc quạt thời cổ đã có từ 2000 năm trước.

Việc làm một chiếc quạt như vậy phải được tuân theo những quy trình phức tạp. Tre sẽ được lưu giữ 8 năm trước khi được đem ra sử dụng. Giấy gạo cũng được lựa chọn hết sức cẩn thận sau đó được quét lên một lớp sơn với công thức đặc biệt để đảm bảo vừa bền đẹp vừa chống thấm nước. Quạt thường được làm vào mùa xuân và mùa thu khi nhiệt độ vào khoảng 20 độ C.

"Kỹ thuật làm quạt mạ vàng được truyền từ đời này qua đời khác trong một gia đình duy nhất ở thành phố Suzhou kể từ thời Minh," ông Wang cho biết. Và ông đang nỗ lực cống hiến để duy trì bí quyết ấy.

Với số lượng sản phẩm có hạn và chất lượng đỉnh cao, khách hàng của của các loại quạt xa xỉ này chủ yếu là các nhà sưu tập, nghệ sĩ hay những người lắm tiền nhiều của. Giá của một chiếc quạt giấy mạ vàng theo phong cách triều Minh có giá lên tới hơn 60.000 tệ (gần 200 triệu đồng).

Vào cái thời mà sản xuất công nghiệp đã tàn phá sản xuất thủ công, ông Wang là một điển hình cho sự nghiệp gìn giữ những bí quyết thủ công truyền thống mà vẫn thu được lợi nhuận lớn.

(Theo Vietnamnet)

  • "Vấn đề Biển Đông là bài học cho ASEAN"
  • Nhận dạng một Trung Quốc mâu thuẫn
  • Khủng hoảng: Đổ xô đến Trung Đông tìm cơ may
  • Đổi thay ở đô thị “ma” nổi tiếng Trung Quốc
  • Hai định chế tài chính hàng đầu đồng loạt tiến vào Myanmar
  • Đổi thay ở Triều Tiên nhìn từ việc “ông Kim Jong Un lấy vợ”
  • Singapore xây địa đạo chứa cáp điện
  • Nhật lo ngại giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc