Năm 2011, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng 9,2% so với năm 2010.
Mức tăng trên thấp hơn mức tăng 10,4% trong năm 2010, nhưng cao hơn mục tiêu ban đầu Chính phủ Trung Quốc đặt ra hồi đầu năm 2011 là tăng trưởng 8%.
Theo số liệu do Cục Thống kê quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố ngày 17/1, GDP của nước này trong cả năm 2011 đạt 47.160 tỷ nhân dân tệ (tương đương 7.260 tỷ USD). Tăng trưởng GDP trong quý 4/2011 đạt 8,9%, mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 quý gần đây.
Hầu hết các chỉ số quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc đều tăng trưởng chậm hơn so với năm 2010, trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc vẫn áp dụng các chính sách kiềm chế lạm phát và ảnh hưởng tiêu cực do hoạt động kinh doanh với Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Mỹ bị thu hẹp.
Trong năm 2011, sản lượng trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc tăng 13,9%, thấp hơn mức tăng 15,7% của năm 2010; Đầu tư tài sản cố định tại các đô thị tăng 23,8%; đầu tư vào bất động sản tăng 27,9%.
Kim ngạch bán lẻ, một chỉ số quan trọng liên quan tới tiêu dùng cá nhân, đạt 18.100 tỷ nhân dân tệ (2.900 tỷ USD), tăng 17,1%, trong khi chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng 5,4%. Năm 2011, thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 155,14 tỷ USD, với mức tăng trưởng nhập khẩu cũng như xuất khẩu đều giảm.
Năm 2011 là năm khởi đầu của Quy hoạch năm năm lần thứ 12 của Trung Quốc (2011-2015), giai đoạn Trung Quốc sẽ có nhiều sự điều chỉnh chính sách vĩ mô. Theo các chuyên gia kinh tế, những số liệu trên cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn vận hành tốt, khá ổn định, làm tăng hy vọng về khả năng "hạ cánh mềm" của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Lạm phát tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc và Việt Nam diễn biến theo hướng giảm thời gian gần đây. Tuy nhiên, theo báo Financial Times, các chính phủ trong khu vực sẽ đối mặt với thách thức không nhỏ trong năm 2012 này, vì bất kỳ một sai lầm chính sách nào cũng có thể khiến giá cả tăng vọt trở lại.
Sở thích dùng hàng hiệu nhập khẩu của lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, nay đã lan sang tầng lớp quý tộc giàu có và cả người dân thường của nước này, bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Hàng năm, cứ mỗi khi tới gần Tết Nguyên đán, người Trung Quốc từ các miền quê lên thành phố kiếm sống lại lũ lượt kéo nhau trở về quê nhà, để đoàn tụ cùng gia đình, người thân và chung vui những ngày đầu năm mới.
Từ đâu đã nảy sinh những mối tương đồng về chủ đề và thời gian giữa hai nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam? Tất cả đều bắt nguồn từ tình trạng bất ổn được tích tụ lâu ngày.
Singapore đang dự định mạnh tay cắt giảm lương của Thủ tướng và các quan chức hàng đầu khác, theo đề xuất của một ủy ban do Chính phủ nước này thành lập.
Với dân số trên 1 tỷ người, Ấn Độ đang nổi lên là một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua cũng như là cánh cửa để hàng xuất khẩu của Việt Nam tiến vào thị trường Nam Á.
Là một trong những nhà lãnh đạo được chú ý nhất thế giới, nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-il (Kim Châng Il) của Bắc Triều Tiên đã qua đời ở tuổi 69 sau một cơn đau tim nặng và gây sốc cho dư luận.
Theo AFP, Truyền hình nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vừa báo tin nhà lãnh đạo nước này, ông Kim Jong Il đã qua đời tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.