Khi Anita Gimmi không thể tìm được một công việc ở quê nhà Nepal hồi năm ngoái, cô vay mượn 1.300 USD và tới Qatar làm cho một công ty dọn vệ sinh theo hợp đồng 2 năm.
Nhưng chưa đầy 1 năm sau đó, cô gái 26 tuổi này đã buộc phải hồi hương trong tình trạng vẫn nợ nần chồng chất.
Gimmi chỉ là một trong hàng nghìn trường hợp lao động xuất khẩu bị mất việc khi tình trạng suy thoái kinh tế bao trùm toàn cầu.
Gia đình Gimmi gồm bố mẹ, chồng và cậu con trai dựa toàn bộ vào mức lương tháng 155 USD mà cô được hưởng ở Qatar. Và giờ tình cảnh của họ đầy khó khăn. Cô tâm sự: “Kiếm được hai bữa ăn tươm tất mỗi ngày cũng trở nên nan giải”.
Hàng triệu gia đình tại nhiều quốc gia châu Á dựa vào thu nhập từ người thân lao động ở nước ngoài như vậy. Mà đa phần các lao động xuất khẩu này là trong những ngành không đòi hỏi chuyên môn cao như xây dựng hay làm người giúp việc. Cả hai lĩnh vực đó đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng.
Tháng trước, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo lượng kiều hối chảy về các nước đang phát triển trong năm nay sẽ giảm 7,3% vì kinh tế toàn cầu suy thoái. Lúc này, nhiều quốc gia châu Á trong đó có Nepal, Bangladesh, Philippines và Pakistan đang chứng kiến lượng kiều hối gia tăng.
Như Ngân hàng trung ương của Philippines (quốc gia nhận kiều hối lớn thứ 4 thế giới ở các nước đang phát triển sau Ấn Độ, Trung Quốc và Mexico) cho biết tháng 5 vừa qua, lượng kiều hối đạt con số kỷ lục 1,48 tỷ USD.
Tuy nhiên, mức tăng này lại không báo hiệu điều gì tích cực bởi theo các chuyên gia, nó cho thấy một lượng lớn lao động xuất khẩu đang phải quay về quê nhà. Họ mang theo toàn bộ tiền tiết kiệm và được bồi thường phần nào khi mất việc nên lượng kiều hối có thể tăng mạnh. Nhưng sau đó thì ai cũng rõ.
Ở Bangladesh, nơi năm ngoái kiều hối đóng góp tới 11% GDP, số liệu chính thức cho thấy từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay chỉ gần 251.000 người ra nước ngoài tìm việc làm. Đây là mức giảm tới 50% so với cùng kỳ năm 2008.
Các quan chức phụ trách về lao động của Bangladesh cho biết nguyên nhân là khu vực vùng Vịnh, thị trường lao động xuất khẩu chính của nước này, cũng đang khó khăn kinh tế trong bối cảnh thế giới nói chung./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Báo cáo khoa học của trường Đại học Colorado, Mỹ cho thấy 160.000km2 đất vùng châu thổ sông Châu, sông Dương Tử và sông Hoàng Hà ở Trung Quốc đang lún dần khiến gần 100 triệu người dân phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng trong tương lai.
Ngày 23/9, Bộ Nội vụ Trung Quốc cho biết trong năm 2008, các thảm họa thiên tai ở nước này đã khiến hơn 88.900 người chết và mất tích, ảnh hưởng trực tiếp đến gần 470 triệu người.
Bất chấp các cảnh báo của cơ quan chức năng, nhiều công ty, thậm chí cả các bệnh viện vẫn tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận cao thông qua việc đầu cơ, tích trữ và bán các sản phẩm liên quan đến phòng chống cúm A/H1N1 như khẩu trang phẫu thuật, khẩu trang thông thường, nước vệ sinh tay, thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch và hàng loạt các sản phẩm liên quan đến dịch cúm khác.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 27/9 thông báo nước này đã bắt đầu điều tra chống bán phá giá và chống trợ giá các sản phẩm gà nhập khẩu từ Mỹ.
Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, kim ngạch thương mại của Nam Phi với châu Á vẫn tiếp tục tăng mạnh, trong đó Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất của Nam Phi.
Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch trong năm tới sẽ đào tạo 3.000 “cảnh sát trưởng trên mạng” để bảo vệ các doanh nghiệp sau khi một loạt website chính phủ và tư nhân bị tấn công hồi tháng 7 vừa qua. Các “cảnh sát trưởng trên mạng” sẽ được giao nhiệm vụ bảo vệ thông tin doanh nghiệp và ngăn chặn việc rò rỉ các bí mật công nghiệp”, hãng thông tấn Yonhap cho biết ngày 13-9.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 22/9 ra báo cáo thường niên cho rằng kinh tế châu Á có triển vọng phục hồi nhanh hơn dự kiến từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sau khi chính phủ các nước áp dụng các chính sách hỗ trợ tài chính và tiền tệ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.