Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhật mở chiến dịch chống sờ soạng

Cảnh sát Nhật vừa mở chiến dịch kéo dài bảy ngày trên quy mô toàn quốc mang tên “Tuần lễ chống sờ soạng trên tàu điện ngầm”.


Trên một toa tàu “chỉ dành cho phụ nữ” ở Nhật - Ảnh: Getty Images

Họ không thể che giấu được nữa vì tình trạng lợi dụng các toa tàu chật chội để thực hiện hành vi khiếm nhã đối với phụ nữ tại Nhật đã lên đến mức báo động.

Nạn nhân là thiếu nữ

Cảnh sát Tokyo ước tính hằng năm họ bắt giữ 1.500-1.800 vụ liên quan tới quấy rối trên tàu điện ngầm. Trong sáu tháng đầu năm nay là 700 vụ, hơn 50% nạn nhân là phụ nữ ở tuổi 20 và 2/3 là các cô gái trẻ. Theo một cuộc thăm dò dư luận, hơn 2/3 phụ nữ trẻ nói họ đã ít nhất một lần bị đụng chạm khiếm nhã trên tàu điện ngầm.

Dù từ năm 2001, tất cả các công ty tàu điện ngầm ở Nhật bắt đầu phải sử dụng các toa riêng chỉ dành cho nữ nhưng vẫn không thể làm tình trạng trên giảm bớt. Theo Time, trong chiến dịch vừa được phát động, cảnh sát mặc thường phục sẽ lên những chuyến tàu hay xảy ra các vụ quấy rối để tóm cổ những kẻ có đôi tay ưa sờ soạng. Riêng ở Tokyo sẽ có 10 đội cảnh sát chìm như thế.

Chiến dịch được phát động vào thời điểm bắt đầu năm học mới, khi các tuyến tàu điện ngầm đông đúc hơn và các nữ sinh có thể dễ bị quấy rối hơn. Cảnh sát Nhật còn thông qua truyền hình dạy các bài võ tự vệ và các nữ sinh trung học xuất hiện chia sẻ kinh nghiệm đối phó của mình. Cảnh sát mặc đồng phục cũng sẽ tăng cường tuần tra ở các nhà ga lớn dù ở những nơi này đã treo những tấm biển lớn viết “Quấy rối là một tội ác” hay “Quấy rối có thể làm hỏng cuộc đời bạn”.

Tình hình trở nên trầm trọng khi đang xuất hiện những băng nhóm quấy rối có tổ chức. Time dẫn nguồn cảnh sát Nhật cho biết ở nước này hiện có hơn 100 trang mạng chuyên hướng dẫn “chiến lược” và “chiến thuật” giúp những kẻ có máu dê “săn mồi” trên tàu điện ngầm. Nhà chức trách hiện đang gây sức ép mạnh hơn với những kẻ điều hành các trang mạng này.

Nhà chức trách đang lo ngại tình hình vượt ra ngoài vòng kiểm soát bởi không dễ tóm cổ những kẻ bệnh hoạn chút nào. Thường việc lấy lời khai rất khó khăn do các nhân chứng đều không muốn mất thời gian, còn nạn nhân cũng chẳng muốn kể lại tường tận vụ việc do xấu hổ.

(Theo Tuổi Trẻ)

  • Kinh tế châu Á phục hồi nhanh hơn dự đoán
  • Nhật Bản thử thành công tên lửa đất đối không
  • Chính trường Nhật Bản: Nội các mới, thách thức cũ
  • Châu Á: Nở rộ hiệp định thương mại tự do
  • Trung Quốc đang đánh mất lợi thế lao động trên toàn cầu
  • Chính trường Philippines sôi động
  • CIA tăng cường sự hiện diện ở Afghanistan
  • Dân Iraq bất bình vì hợp đồng dầu với Trung Quốc