Một đứa trẻ Afghanistan trên cánh đồng thuốc phiện. (Nguồn: Internet)
Dễ trồng và tích trữ, có lợi và được bán với giá được quy định trước và giao ngay tại nơi sản xuất, thuốc phiện trở thành loại "cây trồng lý tưởng" tại một đất nước đang xảy ra nội chiến như Afghanistan.
Afghanistan hiện là quốc gia sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới.
Theo Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Afghanistan hiện có khoảng 123.000ha cây thuốc phiện do 250.000 hộ gia đình (6% dân số nước này) trồng.
Haji Abdul Hameed, một chủ trang trại tại tỉnh Kandahar, căn cứ lịch sử của phiến quân Taliban ở miền Nam, cho biết: "Nguyên nhân chính khiến mọi người trồng thuốc phiện đó là nó đem lại lợi nhuận. Không cần nỗ lực nhiều nhưng thu lợi lớn."
Ông Jean-Luc Lemahieu, Giám đốc của UNODC tại Afghanistan nhấn mạnh, trong giai đoạn xung đột hay không có an ninh, thuốc phiện là loại cây được trồng nhiều nhất. Những kẻ buôn bán thuốc phiện đến tận trang trại, cung cấp giống, đưa trước chi phí và tới thu mua khi đến vụ thu hoạch.
Trong khi đó các ngôi chợ để người dân buôn bán lúa mỳ hay rau quả thường xa và đường xá thì rất nguy hiểm.
Theo ông Lemahieu, thuốc phiện sau khi thu hoạch được lưu kho và giữ được lâu hơn so với rau quả, loại nông sản thường bị thiệt hại lớn nếu xảy ra chiến sự và nếu không có an ninh là rối loạn thị trường.
Mặt khác, cây thuốc phiện cần nước ít hơn lúa mỳ, loại cây trồng chính tại Afghanistan, song đem lại lợi nhuận cao hơn gấp bốn lần trong năm 2010.
Ông Lemahieu cho biết, sản lượng thuốc phiện tại Afghanistan chiếm gần 90% thế giới. Chính sách xóa bỏ cây thuốc phiện được chính phủ Afghanistan và những đồng minh phương Tây thực hiện từ nhiều năm qua, chỉ có ít những tác động đến những diện tích đã trồng.
Tỉnh Kandahar và tỉnh Helmand, căn cứ của nhóm phiến quân, chiếm tới 74% sản lượng thuốc phiện tại Afghanistan. Tại những vùng này, sự hiện diện của chính phủ rất yếu và tình trạng mất an ninh rất lớn.
Năm 2011, UNODC dự báo việc trồng cây thuốc phiện sẽ tăng mạnh tại phía Bắc và Đông Bắc. Giá thuốc phiện tăng tới 306% chỉ trong vòng một năm.
Tình trạng mất an ninh tăng lên tại nhiều nơi ở những tỉnh này. Nhưng những người trồng chỉ thu đựoc một phần nhỏ từ 2 tỷ USD từ thuốc phiện. Những kẻ buôn bán, phiến quân Taliban và cả những cựu thủ lĩnh quân sự, đồng minh của Tổng thống Hamid Karzaï mới là những người hưởng lợi chính.
Trái với những dự báo, sản lượng thuốc phiện không hề giảm dưới chế độ Taliban giai đoạn 1996-2001, đã thu được lợi nhuận lớn từ việc đánh thuế.
Hiện nay, Taliban tiếp tục đánh thuế người dân tại những vùng mà họ kiểm soát. Đổi lại, Taliban bảo vệ những cánh đồng khỏi những chiến dịch xóa bỏ cây thuốc phiện của chính phủ Afghanistan.
Theo ông Lemahieu, thuốc phiện đem lại lợi nhuận cho phiến quân Taliban từ 125-155 triệu USD/năm.
Mạng lưới phân tích Afghanistan (AAN) cho biết, các cựu thủ lĩnh chiến tranh, những người có địa vị tại địa phương thậm chí là các quan chức cấp cao của chính phủ cũng bảo trợ hay bảo vệ buôn bán thuốc phiện thông qua thông qua một hệ thống tham nhũng rất phức tạp tại nước này./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Hôm 3/5, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Jiang Yaoping cho biết, Trung Quốc sẽ duy trì thặng dư thương mại trong năm nay, mặc dù nước này lần đầu tiên chịu thâm hụt quý trong vòng 6 năm vào quý 1.
Việc kinh tế Trung Quốc sắp suy giảm đã khiến mọi người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bong bóng bất động sản, cũng như việc vấn đề này có ý nghĩa gì với hệ thống ngân hàng. Vì thế mà nhiều chuyên gia phân tích đang đặt câu hỏi, bong bóng nhà đất Trung Quốc lớn cỡ nào?
A-rập Xê-út, nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, hôm qua cho biết, họ sẵn sàng đáp ứng đủ lượng dầu mỏ theo như yêu cầu của khách hàng, nhưng thừa nhận rằng, sản lượng dầu của họ tháng trước giảm.
Kết quả thăm dò dư luận Nhật Bản của tờ Nihon Keizai công bố hôm 18/4)cho thấy, 70% số người được hỏi tỏ ra không tin tưởng vào cách xử lý sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Chính phủ Nhật Bản, và 71% cho rằng việc công bố thông tin về sự cố trên của chính phủ không đáp ứng được yêu cầu của dư luận.
Các nhà kinh tế tại Bắc Kinh cho biết, áp lực lạm phát của Trung Quốc sẽ không thể giảm xuống dễ dàng trong ngắn hạn, kể cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo sẽ kết thúc chương trình mua trái phiếu khổng lồ, còn gọi là gói nới lỏng định lượng - QE2.
Cơ quan Thống kê Trung Quốc hôm 16/4 đã lên án việc tiết lộ thông tin kinh tế và cho hay, những ai có liên quan sẽ bị nghiêm trị. Tuyên bố này được đưa ra sau khi các số liệu kinh tế chính thức được công bố hôm 15/4 khớp với những tin đồn phát tán trên thị trường trước đó.
Ngày 17-4, đơn vị điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 công bố kế hoạch xử lý dứt điểm vấn đề rò rỉ phóng xạ ở nhà máy trong vòng 6-9 tháng, cho phép một số người dân đang phải sơ tán trở về nhà. Robot đã được huy động để kiểm tra lò phản ứng.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.