Ngành công nghiệp khai thác mỏ urani của Mông Cổ đang có những thay đổi đáng kể, điều này có nghĩa là số tài sản quan trọng nhất của quốc gia Mông Cổ này có thể sẽ bị chia cho Nga và Trung Quốc, đồng thời Mông Cổ vẫn đang tìm cách làm cân bằng ảnh hưởng của hai nước nói trên.
Hai doanh nghiệp lớn của Trung Quốc và Nga sẽ gia nhập vào Mông Cổ, tranh giành "miếng bánh" này với các nhà khai thác mỏ của Úc và Canada. Sau khi Mông Cổ thông qua luạt khai thác mỏ urani vào mùa hè năm nay, quốc gia có tới 51% trữ lượng là urani này đã khiến các nhà khai thác mỏ cạnh tranh rất khốc liệt.
MonAtom, doanh nghiệp khai thác mỏ urani quốc doanh mới thành lập của Mông Cổ cho biết, cần phải có vốn và kinh nghiệm từ các nhà đầu tư quốc doanh hai nước Trung Quốc và Nga mang đến, nhằm mục đích trong vài năm tới sẽ đưa Mông Cổ trở thành một nước xuất khẩu uranium hàng đầu thế giới.
Công ty này đã đồng ý hợp tác với Nga để khai thác mỏ Dornod, đồng thời cũng đang thương lượng với Trung Quốc về việc khai thác mỏ Gurvanbulag.
“Chúng tôi có đủ tự tin để cạnh tranh cao thấp với các hãng sản xuất uranium chủ yếu hiện nay”, ông Monatom – Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành của Badamdamdin tiết lộ với Reuters.
Theo ông này, Mông Cổ cần phải bắt tay vào khai thác mỏ urani trước năm 2013.
Trữ lượng thăm dò uranium của Mông Cổ chiếm thứ 15 trên toàn cầu, nhưng hy vọng có thể nâng cao được thứ hạng. Số uranium khai thác sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty ArevaCAPfi.PA của Pháp và doanh nghiệp công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc đều có thể trở thành những đối tác thu mua.
Ngành khai thác mỏ urani của Mông Cổ gần như sẽ hoàn toàn do các doanh nghiệp quốc doanh kiểm soát, hiện tại họ đang làm việc với các doanh nghiệp của Canada, những người có giấy phép tham gia khai thác. Hãng khai thác mỏ của Canada - Khan Resources đang sở hữu giấy phép khai thác Dornod. Công ty này đang xem xét các hợp đồng mua bán của hãng khai thác mỏ urani quốc doanh của Nga là AtomRedMetZoloto (ARMZ).
Tổng công ty công nghiệp hạt nhân Trung Quốc hồi tháng 3 năm nay đã xuất vốn mua hãng khai thác mỏ West Prospector của Canada, nhưng hãng này lại sở hữu tới 58% cổ phần tại Gurvanbulag. Định mức này vi đã vi phạm luật mới của Mông Cổ, vì luật pháp quy định quyền cổ phần nước ngoài không được phép vượt quá 49%.
“Tôi cho rằng, Trung Quốc và chính phủ Mông Cổ có thể sẽ thông qua kênh chính phủ để tiến hành thương lượng. Hai nước có thể hợp tác để khai thác dự án này”, ông Badamdamdin của MonAtom cho biết.
Trước đó, trong thời gian ở thăm Mông Cổ vào tháng 8/2009, Tổng thống Nga Medvedev tuyên bố, Nga sẽ bước vào lĩnh vực uranium của Mông Cổ.
Thập niên 90 của thế kỷ trước, Mông Cổ là quốc gia dân chủ, trong thời kỳ cựu chính quyền Bush đã có mối quan hệ mật thiết với Mỹ. Cùng với việc sức mạnh kinh tế ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, Mông Cổ với nguồn tài nguyên phong phú cũng đã gia tăng tầm ảnh hưởng. Mối quan hệ truyền thống Nga – Mông Cổ cũng đã trở nên cân bằng hơn.
Phương thức cân bằng của Mông Cổ là tránh để bất kỳ nước nào nắm quyền chủ đạo trong lĩnh vực khai thác uranium, đồng thời bảo đảm Mông Cổ giành nhiều khoản thu từ các dự án ngân sách.
(Trang tin VN&QT)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com