Nếu hệ thống quốc tế sẽ nhìn Trung Quốc và Trung Quốc nhìn chính mình như một thành viên quan trọng chứ không phải là vô song trong hệ thống toàn cầu, thì những lo ngại phi lý sẽ được giảm bớt và tan biến.
Lợi thế cũ Một lý do khác cho thấy các dự báo về việc Trung Quốc tiếp tục nổi lên là quá đơn giản hóa, đó là chúng đã bỏ qua cả sự tăng trưởng từng thúc đẩy nước này trong quá khứ, lẫn các chướng ngại chính trị, môi trường và cấu trúc sẽ hạn chế mức tăng trưởng của họ trong tương lai. So với năm 1987, Trung Quốc hiện có vị thế quân sự và chính trị mạnh hơn nhiều so với phương Tây, và dường như sẽ không rơi vào các thảm họa kinh tế và con người dài một thế kỷ lần nữa. Như điều này liệu có nghĩa là họ sẽ tăng trưởng để trở thành nước giàu nhất thế giới hay không? Sự nổi lên một cách ấn tượng của Trung Quốc trong 20 năm qua đã được thúc đẩy bởi hai điều vốn trước đây là lợi thế: tỷ lệ sinh giảm và sự gia tăng quá trình đô thị hóa. Cả hai nhân tố này đã dẫn tới tăng mạnh về sản lượng kinh tế, nhưng đó là những quá trình có giới hạn và không thể được tính đến trong tương lai. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc đã giảm mạnh trước khi thực thi lần đầu tiên chính sách sinh một con vào năm 1979. Tỷ lệ sinh giảm trong những năm 1970 có nghĩa là trong những năm 1980-1990, cả gia đình và nhà nước sẽ tập trung các nguồn lực hạn chế vào số lượng tương đối ít trẻ em. Ngày nay, thế hệ trẻ em này đã bước vào độ tuổi 30 và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển nguồn nhân lực của quốc gia và cho sự tăng trưởng GDP. Quan trọng hơn, tỷ lệ sinh thấp trong những thập kỷ qua sẽ làm gia tăng số người trưởng thành, nhất là phụ nữ, phải tham gia thị trường lao động chính thức. Hàng trăm triệu phụ nữ đang làm việc ở nhà hoặc trên cánh đồng nay sẽ phải tham gia nền kinh tế sinh lời, thúc đẩy GDP của địa phương. Điều này tạo cho Trung Quốc một lực đẩy - duy trì sản lượng cao - nhưng sẽ không giúp GDP tiếp tục tăng trưởng. Ít khả năng giảm tỷ lệ sinh thêm nữa bởi Trung Quốc không thể tiến tới việc áp dụng chính sách không sinh con. Hơn nữa, ngày nay có một số lượng khá lớn công nhân sinh ra trong thời tỷ lệ sinh cao vào những năm 1950 - 1960 và đầu 1970, đang phải tiếp tục đi làm. Vì cha mẹ họ đã qua đời khi còn trẻ và họ lại có ít con, các công nhân này không phải chăm sóc người già và nuôi dạy trẻ con. Trong số các thế hệ người Trung Quốc trong lịch sử, đây là thế hệ duy nhất được thoải mái theo đuổi sự nghiệp và tạo ra tài sản. Trong khi đó, các thế hệ công nhân Trung Quốc trong tương lai sẽ bị thu hẹp lại và mệt mỏi với việc phải chăm sóc nhiều người già. Hơn nữa, tỷ lệ sinh có thể chỉ tăng, có nghĩa là lượng nhân công này sẽ có nhiều con hơn và cần phải chăm lo cho chúng. Quá trình đô thị hóa gia tăng cũng từng là một lợi thế thúc đẩy tăng trưởng trong 20 năm qua. Đô thị hóa giúp tăng GDP vì người dân ở đô thị nhìn chung tạo ra nhiều của cải hơn dân nông thôn, vì người dân thành phố thường làm việc bên ngoài nhà mình để nhận lương trong khi nhiều người ở các vùng nông thông làm việc trên cánh đồng theo kiểu tự cung tự cấp, không được trả lương. Nhưng giống như việc giảm tỷ lệ sinh, đô thị hóa là một quá trình đương nhiên có giới hạn. Mức độ đô thị hóa ở Trung Quốc vẫn thấp hơn ở phương Tây và sự mở rộng của các đô thị ở nước này hiện chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm. (Với tỷ lệ tăng trưởng hiện thời, đô thị hóa ở Trung Quốc sẽ không đuổi kịp đô thị hóa ở phương Tây hay Mỹ Latinh trước năm 2040). Nhưng các đô thị ở Trung Quốc mở rộng như thế nào? Các khu nhà ổ chuột lụp xụp rộng lớn đang mọc lên ở ngoại ô Bắc Kinh, Thượng Hải và các đô thị lớn khác của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc san phẳng hàng trăm nghìn căn lều tồi tàn mỗi năm nhưng chưa rõ liệu các cư dân ở đó có được tái định cư hay trở thành những người vô gia cư. Dù chính phủ có thành công hay không trong cuộc chiến chống lại sự phát triển các khu nhà ổ chuột, nhưng quãng thời gian mà đô thị hóa là một đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã qua. Các rào cản khác Bên cạnh đó, Trung Quốc vấp phải các rào cản về chính trị, môi trường và cấu trúc - điều sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế của họ trong tương lai. Ví dụ, nhiều chuyên gia tin rằng Trung Quốc sẽ không thể vươn lên phía trên của chuỗi dây chuyền giá trị gia tăng toàn cầu nếu nền chính trị của họ không cởi mở. Lập luận họ đưa ra là các hoạt động có giá trị gia tăng cao, như lập nhãn mác, thiết kế và phát minh, đòi hỏi một dạng suy nghĩ tự do chỉ tồn tại trong các xã hội dân chủ. Trung Quốc có thể giáo dục hàng trăm nghìn kỹ sư, nhưng nếu tiếp tục kiềm chế sức sáng tạo của họ, họ sẽ không bao giờ thành công ở mức cao nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc sẽ không đạt đến nấc cao nhất trong nền kinh tế toàn cầu (nói về GDP trên đầu người) nếu các trường học, công ty và người dân không được học đổi mới nhiều hơn trước đây. Các hàng rào về môi trường đối với sự tăng trưởng liên tục của Trung Quốc có nhiều tài liệu chứng minh hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đã làm 656.000 người thiệt mạng hàng năm và ô nhiễm nguồn nước cướp đi sinh mạng của 95.600 người khác; Bộ Tài nguyên Nước của Trung Quốc cho biết khoảng 300 triệu người, trong đó 2/3 sống ở nông thôn, sống bằng các nguồn nước chứa "các chất độc hại". Theo The New York Times, các quan chức Chính phủ Trung Quốc đã nói rằng Đập Tam Hiệp gây ra "những vấn đề khẩn cấp cần được giải quyết liên quan đến việc tái định cư, bảo vệ hệ sinh thái và phòng thảm họa sinh thái". Trung Quốc giờ đây cũng là nước thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới. Những trận đại hạn hán và lũ lụt tàn phá Trung Quốc trong năm nay có thể hoặc không liên quan đến các kỷ lục về môi trường của họ, nhưng rõ ràng khả năng họ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không hủy hoại hệ sinh thái đang dần kết thúc. Sự tăng trưởng trong tương lai của Trung Quốc sẽ phải sạch hơn trong quá khứ vì vậy sẽ tốn kém hơn. Với dân số đông, Trung Quốc luôn là một trong những nước khai thác môi trường nhiều nhất thế giới. Ngày nay, họ chỉ còn ít môi trường để khai thác. Rào cản lớn nhất đối với việc Trung Quốc có tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hay không liên quan đến cấu trúc. Cho đến năm 1980, nước này khép kín với thế giới, đến năm 1992 gần như toàn bộ khu vực đô thị Trung Quốc tạo thành các đặc khu kinh tế, mở cửa cho doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế thời Mao Trạch Đông không hiệu quả một cách khó tin đã trôi qua và được thay thế bằng một số công ty có tính cạnh tranh nhất trên thế giới. Tạo ra nhiều giá trị hơn các công ty nhà nước thời Cách mạng Văn hóa không phải là chuyện khó. Nhưng tạo ra nhiều giá trị hơn các công ty hiện đang hoạt động hiệu quả ở Trung Quốc sẽ khó hơn nhiều. Khó khăn này sẽ càng lớn bởi những thay đổi lớn về cấu trúc nền kinh tế. Từ năm 1960, tuổi thọ trung bình ở Trung Quốc đã tăng từ 47 lên 74 tuổi, nhưng số trẻ em trong mỗi gia đình lại giảm từ hơn 5 em xuống còn hơn 2 em. Các tiểu hoàng đế ngày nay sẽ phải dành hầu hết quãng đời làm việc kiếm tiền của mình để chăm sóc cha mẹ. Khi họ làm như vậy, hoạt động kinh tế Trung Quốc sẽ chuyển từ sản xuất với năng suất cao sang các dịch vụ chăm sóc y tế năng suất thấp. Sự chuyển đổi này sẽ hạn chế tăng trưởng của Trung Quốc trong tương lai vì sản lượng trong các công ty dịch vụtrong các công ty dịch vụtrong các công ty dịch vụ sẽ khó tăng hơn so với các công ty sản xuất hàng hóa, khai mỏ hay nông nghiệp. Trước đây, để tạo hầu hết lợi thế cạnh tranh của mình, các nhà sản xuất Trung Quốc đã tập trung vào sản xuất hàng hóa cho các thị trường công nghiệp thế giới. Trong tương lai, các nhà cung cấp dịch vụ Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc tập trung vào thị trường chăm sóc y tế tại gia. Có thể làm hay đã làm? Nhiều chuyên gia, nhất là các nhà khoa học chính trị George Gilboy và Eric Heginbotham, mới đây cảnh báo chính sách "Mỹ Latinh hóa" của Trung Quốc, đặc biệt là sự bất công về thu nhập ngày càng tăng ở nước này. Năm 2003, Trung Quốc chỉ có 1 tỷ phú (nếu tính theo USD); đến năm 2011, theo tạp chí Forbes, họ đã có 115 tỷ phú. Nhưng Trung Quốc vẫn là một nước nghèo: nếu so sánh GDP trên đầu người tính theo ngoại tệ mạnh giữa ba nước lớn nhất thế giới có mức thu nhập trung bình, con số này ở Trung Quốc (dưới 5.000 USD) thấp hơn Brazil, Mexico, và Nga (9.000 - 10.000 USD). Nhưng khi Trung Quốc đuổi kịp họ, mức độ bất cân bằng về thu nhập cũng tăng theo. Trung Quốc có nhiều điểm chung với Brazil, Mexico và Nga. Các nhà xã hội học xác định các nền kinh tế này cùng nằm trên "nửa bán cầu" của nền kinh tế thế giới, một nhóm quốc gia không giàu và mạnh như các nền dân chủ phát triển, nhưng không nghèo và nhỏ bé như các nước châu Phi, Trung Mỹ hay Đông Nam Á. Các nước này đặc trưng bởi các nhà nước mạnh với các thể chế yếu, chính phủ chịu ảnh hưởng lớn của các công dân giàu có nhất, và nạn đói nghèo tràn lan. Với mức tăng trưởng hiện tại, Trung Quốc sẽ đuổi kịp Brazil, Mexico và Nga vào năm 2020 theo GDP bình quân đầu người. Tới khi đó, tất cả bốn nước này có thu nhập bình quân đầu người ở mức từ 10.000 USD -15.000 USD (tính theo giá USD hiện nay). Cả bốn nước cũng sẽ giống nhau về độ bất cân bằng kinh tế, vốn cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Người dân của họ sẽ không bị rơi vào tình trạng thiếu ăn hay đói kém, nhưng nhiều người sẽ bị nghèo khổ. Khoảng 40% dân số các nước này sẽ sống ở các đô thị lớn, khoảng 20% ở các vùng nông thôn, và phần còn lại sống tại các thành phố và thị trấn nhỏ. Tỷ lệ sinh ở các nước này sẽ giảm dưới mức đủ để thay thế, và khoảng 2/3 dân số sẽ ở độ tuổi 16-65. Đối mặt với tình trạng dân số già đi, các nước này sẽ cần phải thay đổi nền kinh tế của mình từ phát triển các ngành công nghiệp sang dịch vụ chăm sóc y tế vốn tăng trưởng chậm hơn. Tất cả những điều này đặt ra một câu hỏi: nếu vào năm 2020, Trung Quốc sẽ gần như chắc chắn có các điều kiện cấu trúc gần như giống hệt với ở Brazil, Mexico và Nga, vậy tại sao không ai dám cho rằng họ sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước này? Brazil và Mexico từ lâu đã thuộc nhóm có mức thu nhập trung bình. Nga cũng từng thuộc nhóm này từ đầu thế kỷ 20 và trở lại nhóm này sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ. Trung Quốc cũng từng thuộc nhóm này vào năm 1870, và đã trở lại lần nữa. Như vậy, Trung Quốc có quy mô lớn hơn các nước kia nhưng không có lý do gì để cho rằng điểm này tạo ra sự khác biệt. Thống kê lịch sử cho thấy không có mối tương quan nào giữa quy mô của một nước với tăng trưởng kinh tế của nước đó. Vị trí tương quan của Trung Quốc vào năm 2020 sẽ giống như Trung Quốc vào năm 1870 và như Brazil, Mexico và Nga ngày nay. Không có lý do gì để tin rằng Trung Quốc vào năm 2020 sẽ đạt nhiều thành công hơn các nước còn lại. Có thể thái độ tiên phong của Trung Quốc hướng tới phát triển sẽ cho phép nước này vượt qua mức trung bình về phân chia thu nhập toàn cầu, dù họ có một xã hội dân sự yếu, một dân số già và một môi trường bị tàn phá. Và vì đã trở lại vị trí của mình từng có từ thế kỷ 19 so với phương Tây, có thể Trung Quốc sẽ giành lại vị thế vượt trội hơn phương Tây mà họ đã đạt được trong thế kỷ 13. Và nếu Trung Quốc vượt qua các giới hạn của mình, họ có thể gây ra một sự tổ chức lại hoàn toàn hệ thống quốc tế. Nhưng sẽ có lý hơn khi thấy Trung Quốc nổi tiếng với thái độ "có thể làm" hơn là thái độ "đã làm": một niềm tự hào chính đáng về các thành quả mới, hơn là một dấu hiệu cho thành công trong tương lai. Giống như các nước có thu nhập ở mức trung bình, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn các nước phương Tây, dù không nhanh như họ đã đạt được trong những năm 1990-2010, và sẽ bấp bênh hơn. Nhưng dân số của họ sẽ bắt đầu giảm sau năm 2020, trong khi dân số Mỹ vẫn tăng. Quy mô tổng thể của nền kinh tế Trung Quốc vì vậy sẽ vẫn ngang bằng với Mỹ trong quãng thời gian còn lại của thế kỷ 21. Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ trở thành một người chơi chính trên thế giới. Dù họ chỉ bằng một phần của Mỹ xét về tổng GDP và chỉ tương đương khoảng ¼ GDP bình quân đầu người của Mỹ, họ sẽ vẫn là một nước quan trọng. Họ sẽ trở thành nước lớn thứ hai trên thế giới. Nhưng vì Mỹ có mạng lưới đồng minh rộng lớn hơn nhiều vị trí địa chiến lược đặc biệt, nên vai trò bá chủ của họ sẽ không bị đe dọa bởi sự nổi lên của Trung Quốc. Mỹ được bao bọc bởi một loạt các đồng minh cứng (như Canada và các nước Tây Âu) hoặc các nước không cạnh tranh (ở châu Mỹ Latinh). Các nước láng giềng Trung Quốc bao gồm một Nhật Bản giàu và mạnh, hai nước đang nổi là Hàn Quốc và Việt Nam, hai gã khổng lồ là Ấn Độ và Nga, và một loạt các nước đã thất bại hoặc đang thất bại ở Trung Á và Đông Nam Á. Mỹ sẽ vẫn nắm vai trò bá quyền đối với các đại dương, vùng trời và không gian ngoài trái đất; trong khi Trung Quốc phải vật lộn để duy trì trật tự trong lòng lãnh thổ mình. Trung Quốc sẽ và nên đóng một vai trò ngày càng tăng trong nền chính trị châu Á và thế giới, nhưng họ sẽ không thể bá chủ dù là ở châu Á, chứ đừng nghĩ đến bá chủ thế giới. Các học giả có thể thích đồn thổi về một tương lai hậu Mỹ trong đó thế giới phải học theo Mandarin, nhưng thực thế nói là điều đó không xảy ra trong thế kỷ này. Giờ là lúc đối xử với Trung Quốc như một nước lớn nhưng bình thường. Phần còn lại của thế giới không nên thích thú cũng không cần lo ngại về khả năng bá chủ của Trung Quốc. Gạt sang một bên sự cường điệu và hoảng loạn, người ta nên nhìn thấy ở Trung Quốc một nước đã phải hứng chịu các thảm họa khủng khiếp trong 200 năm qua và cuối cùng đang trở lại bình thường. Đây là một điều bình thường - đối với Trung Quốc, Mỹ và thế giới. Nếu hệ thống quốc tế sẽ nhìn Trung Quốc và Trung Quốc nhìn chính mình như một thành viên quan trọng chứ không phải là vô song trong hệ thống toàn cầu, thì những lo ngại phi lý sẽ được giảm bớt và tan biến. Trung Quốc ngày mai sẽ tập trung vào đáp ứng nhu cầu của người dân nước mình hơn là biến mình thành nước bá chủ toàn cầu mới./.Ảnh minh họa: oregonecon.blogspot.com
-------------
Tác giả: Châu Giang theo The Middling Kingdom // Nguồn: Tuần Việt Nam
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com