Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Tăng nhiệt” tranh chấp thương mại Trung Quốc - EU

Hiện EU xuất khẩu một lượng lớn ốc vít sang Trung Quốc - tinkinhte.com
Hiện EU xuất khẩu một lượng lớn ốc vít sang Trung Quốc
Theo nguồn tin báo giới, Trung Quốc vừa thông báo tạm thời áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng ốc vít nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) ngay sau khi EU triển hạn áp thuế chống bán phá giá 16,5% đối với giày mũ da nhập từ Trung Quốc.
 
Dự kiến, quyết định tạm thời áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ốc vít từ EU được Trung Quốc thực thi từ ngày 28/12. Trung Quốc còn cho biết, nước này sẽ đâm đơn lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) kiện EU về quyết định này.

Với quyết định mới đây của cả hai bên, những tranh chấp thương mại giữa EU và Trung Quốc có xu hướng ngày càng gia tăng và càng thêm phần căng thẳng.

Chính Bộ trưởng Thương mại Anh Peter Mandelson đã lên tiếng chỉ trích quyết định trên và cho rằng, điều này sẽ gây tác động tiêu cực tới việc phát triển quan hệ thương mại và đầu tư lâu dài giữa EU với Trung Quốc cũng như Việt Nam.

Quyết định áp thuế chống bán phá giá giày mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc có căn nguyên từ việc ngày 30/6 khi Ủy ban châu Âu (EC) điều tra những cáo buộc cho rằng, Trung Quốc bán phá giá giày dép vào thị trường EU

Vụ việc này xảy ra sau khi vụ tranh chấp về hàng dệt may giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc được giải quyết vào năm 2005 bằng thoả thuận được ký tại thành phố Thượng Hải giữa Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc và Cao ủy Thương mại EU. Theo đó, hàng dệt may Trung Quốc bị hạn chế xuất sang EU trong vòng 3 năm (kể từ năm 2005) để bảo đảm một khung thời gian chuyển giao suôn sẻ trước khi EU mở rộng hoàn toàn thị trường đón hàng dệt may Trung Quốc vào năm 2008.

Giữa năm nay, Bỉ, một thành viên của EU, cũng thông báo kiện Trung Quốc ra WTO về việc “đã cố tình hạn chế việc xuất khẩu một số nguyên liệu chiến lược như bauxite, fluor, than đá, magne, mangan và kẽm mà phương Tây rất cần cho các ngành công nghiệp của mình như luyện thép, luyện nhôm hay hoá học”. Tuy nhiên, ngay lập tức Trung Quốc đã bác bỏ cáo bựôc trên.

(Theo báo chí nước ngoài)

  • Lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc cao hơn trước khủng hoảng
  • Chính trường Pakixtan: Một quyết định, nhiều nguy cơ
  • Trung Quốc lại trả đũa thương mại đối với EU
  • Nhật thông qua đề cương cải cách thuế tài khóa 2010
  • Trung Quốc sẽ thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới
  • Nhật Bản có thể tránh khỏi suy thoái nhúng đôi
  • Ấn Độ: Trung Quốc không còn là “con rồng ẩn mình”
  • Trung Quốc phản đối bảo hộ thương mại và áp lực tăng giá đồng NDT