Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc đang xuất khẩu lạm phát ra toàn thế giới?

Phương tây cho rằng, Trung Quốc đang khiến lạm phát toàn cầu thêm trầm trọng bằng cách xuất khẩu khối lượng lớn hàng hóa giá cao ra thế giới.

Tình trạng lạm phát leo cao ở Trung Quốc trong những tháng qua, làm dấy lên những lời chỉ trích từ phương tây, chính sách mở rộng tiền tệ thiếu thận trọng của Trung Quốc cùng với chi phí lao động tăng cao đã đẩy lạm phát lan tràn tới phần còn lại của thế giới.

Trong những thập kỷ qua, sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc phần lớn được xây dựng trên lao động rẻ và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên. Nhưng hiện tại, công nhân tại Trung Quốc đã yêu cầu trả tiền cao hơn và được ưu đãi tốt hơn, làm gia tăng chi phí sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế tại Bắc Kinh nói rằng, một số người ở các nền kinh tế phương tây đang hiểu sai về Trung Quốc, và những gì họ phàn nàn về được không phù hợp với thực tế.

Họ nói, trên thực tế, Trung Quốc cũng là một nạn nhân của lạm phát toàn cầu, chủ yếu do chính sách tiền tệ quá lỏng lẻo của Mỹ.

Để tránh khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tránh một sự suy giảm mạnh kinh tế, Trung Quốc thực hiện một gói kích thích kinh tế 4.000 tỷ NDT vào cuối năm 2008, trong đó bao gồm nhiều khoản vay ngân hàng lớn. Tuy rằng tác động tiêu cực cũng việc mở rộng tiền tệ cũng đã gây thêm áp lực lạm phát cho nền kinh tế. Nhưng có đủ nghiêm trọng để làm trầm trọng thêm nạn lạm phát trên toàn cầu?

Guo Tianyong, giáo sư Đại học Tài chính và Kinh tế Trung ương nói rằng, NDT không phải là một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu, vì thế việc mở rộng tiền tệ trong nước không thể ảnh hưởng tới thế giới bên ngoài.

Một cố vấn chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại đổ lỗi cho gói nới lỏng định lượng của Mỹ và mức lãi suất thấp của một số nền kinh tế phát triển.

Chen Fengying, Giám đốc Viện kinh tế thế giới của Trung Quốc lập luận, việc đổ lỗi cho Trung Quốc là xuất khẩu lạm phát ra thế giới sẽ giúp một số quốc gia tránh được trách nhiệm về lạm phát toàn cầu. Ông cũng cho rằng việc tăng chi phí lao động ở Trung Quốc là tất yếu và nó giúp cân bằng thương mại nước ngoài của Trung Quốc, có lợi cho nền kinh tế thế giới.

Cục Thống kê quốc gia (NBS) cho biết, Trung Quốc rất khó bị rơi vào tình trạng siêu lạm phát bởi 7 năm liên tiếp, nước này bội thu ngũ cốc, và thậm chí họ còn dư thừa sản xuất trong một số lĩnh vực.

Ông Chen lập luận, lạm phát sẽ không gây ra những hậu quả trầm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc thì làm sao nó có thể lan truyền ra thế giới.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Tăng trưởng tín dụng Trung Quốc bất ngờ giảm 2 tháng liên tiếp
  • Trung Quốc: Hậu quả mô hình đô thị hóa phiến diện
  • Quốc vương Ảrập Saudi chi 37 tỉ đô la cho phúc lợi
  • 'Gót chân Achilles' của kinh tế Trung Quốc
  • Trung Quốc tiến hành cắt giảm thuế nhằm thúc đẩy nhập khẩu
  • Khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ
  • Ấn Độ cũng chú trọng tăng trưởng hài hòa
  • Châu Á tiếp tục là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh