"Ông" Thần Tài tại một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 12 đã tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 0,6% trong tháng 11
Trung Quốc đã vượt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2009 nhờ hoạt động kích cầu của Chính phủ nước này và tốc độ mở rộng tín dụng kỷ lục.
Riêng trong quý 4/2009, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2007 tới nay, đặt ra những mối lo về sự tăng trưởng nóng.
Cơ quan Thống kê Nhà nước Trung Quốc ngày 21/1 công bố số liệu thống kê cho thấy, GDP của nước này đã tăng 10,7% trong quý cuối cùng của năm 2009, vượt dự báo trước đó của giới quan sát.
Tính cả năm, GDP của nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới này tăng 8,7%, vượt mục tiêu 8% của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, nhưng thấp hơn mức tăng 9,6% của năm 2008.
Các nhà phân tích nhận định, những con số thống kê này sẽ làm gia tăng khả năng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chuẩn bị tăng lãi suất cơ bản và thắt chặt thêm quy định đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Ngay sau khi số liệu GDP nói trên được đưa ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nâng lợi suất tín phiếu kỳ hạn 3 tháng tại một phiên đấu giá. Đây là lần thứ hai trong tuần này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thực hiện biện pháp này để hút bớt thanh khoản trong hệ thống tài chính.
Một nhà chức trách trong ngành ngân hàng của Trung Quốc hôm qua đã khẳng định việc nước này đang áp dụng trần cho vay đối với một số ngân hàng, đồng thời cho biết, tăng trưởng tín dụng tại nước này sẽ giảm xuống trong năm 2010.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần cân bằng giữa nhu cầu kiềm chế lạm phát và sự cần thiết phải duy trì các biện pháp kích thích để đảm bảo tăng trưởng.
“Thắt chặt quá sớm hoặc quá mạnh tay có thể dẫn tới sự suy giảm tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa sau của năm nay”, nhà kinh tế học Xing Ziqiang thuộc công ty tài chính China International Capital có trụ sở tại Bắc Kinh nhận định.
Quý 4/2009 là quý tăng tốc thứ ba liên tục của kinh tế Trung Quốc. Mức tăng trưởng hai con số của quý này làm gia tăng rủi ro về sự leo thang của lạm phát và bong bóng tài sản tại Trung Quốc. Hồi tháng 11, ông Fan Gang, một thành viên trong ủy ban chính sách tiền tệ của Trung Quốc, đã nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10% đối với nước này hiện nay là quá mạnh.
Cũng theo số liệu thống kê công bố ngày hôm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 12 đã tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 0,6% trong tháng 11. Chỉ số giá sản xuất (PPI) của nước này trong tháng 12 cũng tăng 1,7%, sau khi giảm liên tục trong 12 tháng trước đó.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2009, và đặc biệt là mức tăng trưởng hai con số trong quý cuối năm, là kết quả của gói kích thích kinh tế 586 tỷ USD của Chính phủ Trung Quốc và số vốn tín dụng cấp mới kỷ lục 1.400 tỷ USD của các ngân hàng ở nước này trong năm 2009. Tới thời điểm này, hầu hết các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc như nhà đất, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư... đều đang tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ.
Thị trường địa ốc Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng doanh số 75,5%, đạt mức 4.400 tỷ Nhân dân tệ (644 tỷ USD) trong năm 2009. Sau 13 tháng liền suy giảm, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trở lại trong tháng 12/2009. Cũng trong tháng 12, sản xuất công nghiệp của nước này tăng 18,5%, doanh số bán lẻ tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính cả năm 2009, đầu tư tài sản cố định tại các khu vực đô thị của Trung Quốc tăng 30,5%.
Năm nay, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 9% trong năm nay, so với mức tăng 1,3% của các nền kinh tế phát triển.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, Trung Quốc đã vượt lên ở nhiều phương diện. Sau khi vượt Mỹ để trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã giành ngôi vị nước xuất khẩu lớn nhất thế giới của Đức. Nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc thậm chí sẽ vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm 2010.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết, trong số những nhiệm vụ then chốt của các nhà hoạch định chính sách nước này năm nay có việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng, kiềm chế lạm phát, và chống đầu cơ nhà đất.
Tuy nhiên, Trung Quốc có thể gặp nhiều thách thức trong việc thực hiện những mục tiêu này vì đang có những dòng vốn “nóng” chảy mạnh vào nước này do giới đầu tư quốc tế tin tưởng ở sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc, cũng như khả năng lên giá của đồng Nhân dân tệ. Theo dự báo của Bank of America-Merill Lynch, sẽ có khoảng 30 tỷ USD vốn đầu cơ chảy vào Trung Quốc mỗi tháng trong nửa đầu năm nay.
Một nhà chức trách ngân hàng của Trung Quốc cho biết, năm nay các ngân hàng của nước này sẽ cấp mới vốn tín dụng số tiền khoảng 7.500 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1.100 tỷ USD), giảm khoảng 22% so với mức kỷ lục gần 9.600 tỷ Nhân dân tệ (tương đương khoảng 1.400 tỷ USD) trong năm ngoái.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Theo một số cơ quan báo chí nước ngoài, liên tục trong hai ngày 27.1 và 28.1, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) bắn pháo trên vùng biển tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên. Đặc biệt, ngày 27.1, đáp trả việc CHDCND Triều Tiên đã bắn hơn 100 loạt đạn pháo tại khu vực này, Hàn Quốc đã bắn trả. Những động thái này gây quan ngại sâu sắc trong khu vực và trên thế giới.
Anh Mitsuru Yonekawa, 32 tuổi, phát ngôn của hãng Nissan. Mỗi sáng, trước khi đến hãng, anh luôn dùng sữa dưỡng da UL-OS để chăm sóc cho làn da khô của mình. “Tôi cố gắng để trông gọn gàng hơn, tránh mang lại ấn tượng xấu. Da của tôi đang khô đi". Anh được tạp chí lối sống Hanako tại Tokyo tôn vinh là một trong 82 người đàn ông đẹp trai nhất Tokyo. Mitsuru đang dùng loại sữa dưỡng da có giá bán 1.890 yen của hãng dược Otsuka.
Trong báo cáo mới nhất của mình Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhận định chính phủ ở các quốc gia Đông và Nam châu Á đã thi hành những chính sách tiền tệ và tài chính thắt chặt để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong vòng hai năm qua, và hai khu vực đang trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thoát khỏi suy thoái.
Cục trưởng Cục dự báo thuộc Ngân hàng Thế giới WB - Hans Timmer ngày 25/1 cho biết, sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề liên quan đến thiếu hụt ngân sách.
Chinanews ngày 27/1 đưa tin, theo hãng thông tấn Kyodo, bản đánh giá thống kê sơ bộ tình hình thương mại năm 2009 mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố trong ngày hôm qua cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 sang Trung Quốc là 10239,1 tỷ Yên.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae-young hôm nay đã kêu gọi một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào Triều Tiên nếu có dấu hiệu rõ ràng cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị một cuộc tấn công hạt nhân.
Triều Tiên và Hàn Quốc đã bắn pháo vào nhau dọc theo ranh giới biển phía tây hôm 27-1. Vụ nổ súng xảy ra sau khi Triều Tiên quy định những khu vực cấm thuyền trong vùng biển trên.
Hôm nay 24-1, CHDCND Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc đã “tuyên bố chiến tranh” với miền bắc khi cảnh báo sẽ tấn công phủ đầu nếu phát hiện Bình Nhưỡng chuẩn bị tấn công hạt nhân.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.