Cục trưởng Cục dự báo thuộc Ngân hàng Thế giới WB - Hans Timmer ngày 25/1 cho biết, sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề liên quan đến thiếu hụt ngân sách. Dự đoán, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lần này sẽ tác động to lớn đến viễn cảnh kinh tế thế giới trong 10 năm tiếp theo. Ông Hans Timmer cho rằng, hiện tại thị trường tài chính vẫn đang cất bước khá khó khăn, kinh doanh cá thể vẫn đang bị đình trệ, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp vẫn không có dấu hiệu giảm xuống. Trong tương lai từ 5 đến 10 năm nữa, tâm lý đầu tư dè dặt vẫn sẽ tồn tại, bên cạnh đó các biện pháp khống chế tài chính sẽ được gia tăng cùng với việc áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra trước khi nền kinh tế đủ sức phục hồi. Đó cũng chính là những nhân tố khiến sự huy động nguồn vốn của nhiều quốc gia đang phát triển gặp nhiều khó khăn.
Bất chấp việc Trung Quốc tăng cường nguồn vốn khiến người ta kinh ngạc trong 2 tuần đầu năm vừa qua, WB vẫn đưa ra nhận định cho biết, xét về lâu dài, nguồn vốn của các ngân hàng Trung Quốc vẫn không đủ, ngoài ra lãi suất thấp sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khiến nguồn vốn không đủ mạnh. Có thể Trung Quốc có khả năng huy động vốn lớn trong tương lai gần, song một khi nguồn tín dụng không đủ đáp ứng nhu cầu trong thời gian từ 1 đến 2 năm sẽ trở thành nhân tố mặt trái ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.
Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới năm 2010” của WB cho biết, mặc dù giai đoạn nguy hiểm nhất của khủng hoảng kinh tế đã qua, song kinh tế toàn cầu vẫn còn khá yếu. Năm ngoái, GDP toàn cầu giảm 2,2%, dự kiến năm nay sẽ tăng trưởng đạt 2,7%, năm 2011 sẽ là 3,2%. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có cơ hội tăng trưởng nhanh chóng, dự kiến có thể đạt ngưỡng 5,2% trong năm nay, và đạt mức 5,8% trong năm 2011. Thống kê cũng cho biết, GDP năm 2009 của các quốc gia phát triển giảm 3,3%, dự kiến năm 2010 và 2011 lần lượt đạt mức tăng trưởng là 1,8% và 2,3%.
Tác giả của báo cáo này, ông Andrew Burns cho biết, cùng với việc thị trường vốn toàn cầu bị thu hẹp, doanh nghiệp các nước đang phát triển cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như: giá thành phẩm tăng cao, tổng số lượng tín dụng giảm, lưu lượng tín dụng giảm…. Chính vì thế, trong tương lai từ 5 đến 7 năm nữa, mức độ tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển có thể giảm từ 0,2% đến 0,7% so với thời kỳ kinh tế phồn thịnh nhất.
Ông Hans Timmer cho biết, mặc dù các quốc gia đang phát triển không có biện pháp gì để né tránh ảnh hưởng của việc thu hẹp nguồn tài chính quốc tế tuy nhiên các quốc gia này vẫn có thể giảm giá thành phẩm và gia tăng sự phát triển của thị trường bằng cách mở rộng các trung tâm tài chính khu vực, gia tăng sức cạnh tranh và kiểm soát giữa các ngân hàng địa phương. Mặc dù cần nhiều thời gian nữa mới có thể thấy được hiệu quả của các biện pháp này, tuy nhiên việc nhanh chóng áp dụng các biện pháp trên sẽ góp phần mở rộng nguồn vốn đồng thời giúp kinh tế trở lại quỹ đạo vốn có của nó.
Theo ông Hans Timmer, Trung Quốc sẽ là quốc gia dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Năm ngoái GDP của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đạt mức 6,8 %, còn Trung Quốc đạt mức 8,4%, năm nay dự đoán Đông Á và Thái Bình Dương có thể lên mức 8,1% còn Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 9%.
Nguồn: Vitinfo
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com