Hầu hết các thành phố loại I ở Trung Quốc đều rơi vào danh sách “những nơi khó sống” bởi vấn nạn ô nhiễm không khí, an toàn thực phẩm... bất chấp kinh tế phát triển không ngừng.
Các đô thị lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu đều bị xếp vào nhóm các thành phố không thích hợp để sống dù chúng thuộc tốp 10 thành phố có lợi thế về thương mại hay các chính sách ưu đãi trong đầu tư với nền văn hóa phát triển.
Đây là kết quả nghiên cứu do Học viện Chiến lược kinh tế quốc gia thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc đưa ra. Trong số các thành phố loại I của Trung Quốc, chỉ có Hồng Kông và Ma Cao được cho là đáng sống.
Người dân sống tại Bắc Kinh (Trung Quốc) phải luôn đeo khẩu trang khi ra đường. Ảnh: ABC
Bắc Kinh dẫn đầu về nguồn lực chất xám và môi trường trí tuệ, xếp thứ hai về môi trường kinh doanh ổn định, xếp thứ ba về ngành công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, thành phố này chỉ xếp ở hạng 74 về nơi sống tốt và tệ hơn, hạng 119 về môi trường sinh thái.
Huang Hui, 27 tuổi, một kỹ sư phần mềm sống tại Bắc Kinh, cho biết anh thấy bản báo cáo rất khách quan: “Tôi tự hào về sự đa dạng văn hóa ở Bắc Kinh, song thật đáng tiếc khi thành phố lại hy sinh những yếu tố cơ bản nhất như không khí và nước để đổi lấy sự phát triển nhanh chóng”.
Trong 1 thập kỷ qua, các thành phố ở Trung Quốc vẫn phải đối mặt với các vấn đề như ùn tắc giao thông, căng thẳng về nhà ở và an toàn thực phẩm. Điều này, theo ông Li Guangquan - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc - là đi ngược với mục tiêu cuối cùng của sự cạnh tranh đô thị, tức là phải đáp ứng được lợi ích của cư dân.
Ông Li nói thêm nhiều thành phố loại I hầu như không chú ý tới lợi ích người dân và hiếm khi đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái. Cộng thêm giá nhà cao, chất lượng không khí kém, ùn tắc giao thông khiến các thành phố này càng “không thể sống nổi”.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Trước tình trạng các nước láng giềng và Mỹ thi nhau bố trí máy bay tuần tra săn ngầm nhằm vào Trung Quốc, nước này lo sẽ bị các “sát thủ” săn ngầm bao vây, tấn công bất cứ lúc nào.
Tờ Economist mới đây có bài phân tích cho rằng đe dọa của Trung Quốc đến từ nhiều phía với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng gộp lại chúng mang lại hai mối nguy hiểm cho toàn khu vực.
Mỗi tàu ngầm hạt nhân Ohio mang một lượng vũ khí có sức công phá bằng tất cả số bom đạn trong thế chiến thứ hai, đủ sức hủy diệt hoàn toàn một lục địa.
Khi nhắc đến Triều Tiên, nhiều người thường hình dung về một xã hội khép kín, nơi người dân không hề có khái niệm gì về cuộc sống văn minh bên ngoài biên giới nước mình. Tuy nhiên, một phóng sự cuối tuần qua của BBC cho thấy hình ảnh điện thoại di động, đầu đĩa DVD, và bánh kẹo Hàn Quốc tràn ngập tại quốc gia được mệnh danh là “Vương quốc ẩn dật” này.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.